Rarible là gì?

spot_imgspot_img

Nếu bạn là một tín đồ cuồng nhiệt của thị trường tiền điện tử và altcoin, rất có thể bạn đã nghe nói về Rarible. Rarible được cho là “thị trường NFT (token không thể thay thế) do cộng đồng sở hữu” đầu tiên trên thế giới. Hơn nữa, Rarible tận dụng token RARI – là token quản trị đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực NFT – để cung cấp năng lượng cho mô hình nền tảng do cộng đồng điều hành này. Bằng cách cung cấp cho người dùng token quyền quản trị, Rarible đang mượn cách hoạt động của DeFi. Bây giờ, vẫn còn phải xem liệu chiến lược tương tự có hoạt động tốt trong không gian NFT hay không.

Hơn nữa, những người theo dõi biểu đồ giá có thể sẽ biết Rarible vì giá token RARI tăng gần gấp 10 lần trong 2 tháng qua. Như mọi khi, biến động giá mạnh mẽ không nhất thiết là dấu hiệu của các dự án tiền điện tử có nhiều tiềm năng.

Cường điệu, FOMO hoặc thậm chí là thao túng giá hoàn toàn luôn là điều mà các trader nên ghi nhớ. Hơn nữa, bài viết này chỉ nên được coi là tài liệu tham khảo và không đại diện cho bất kỳ sự xác thực chính thức nào đối với nền tảng Rarible hoặc token RARI.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn về Rarible, có một số giải pháp sáng tạo đang thu hút các nhà đầu tư và chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng ở phần dưới đây.

Rarible là gì?

Về cốt lõi, Rarible là một nền tảng NFT để bảo mật các bộ sưu tập kỹ thuật số được bảo mật bằng công nghệ blockchain. Để hiểu đầy đủ điều này có nghĩa là gì, cần hiểu bản chất của NFT. Nói một cách đơn giản, các token không thể thay thế là “duy nhất” theo một nghĩa nào đó và do đó có thể trở nên tuyệt vời khi nói đến quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể.

Tuy nhiên, Rarible có một tầm nhìn tham vọng hơn đáng kể so với việc chỉ trở thành nền tảng để bảo mật các tác phẩm nghệ thuật và bộ sưu tầm kỹ thuật số bằng cách sử dụng blockchain. Đây là một phần lý do tại sao các nhà đầu tư đang tăng cường mua token quản trị ERC-20 RARI của Rarible.

Nền tảng Rarible có trụ sở tại Moscow được Alex Salnikov và Alexei Falin thành lập vào đầu năm 2020. Về cơ bản, Rarible là một nền tảng NTF kỹ thuật số tập trung đặc biệt vào tài sản nghệ thuật. Cụ thể, Rarible bao gồm một thị trường cho phép người dùng giao dịch các bộ sưu tập kỹ thuật số hoặc NFT khác nhau, tương tự như OpenSea.

Người dùng cũng có thể sử dụng Rarible để tạo – thường được gọi là “đúc” token không thể thay thế. Đây là thuận lợi lớn đối với những người sáng tạo nội dung. Ví dụ: một nghệ sĩ có thể bán các tác phẩm của họ, chẳng hạn như sách, album nhạc hoặc phim dưới dạng NFT.

Ngoài ra, nghệ sĩ có thể chọn cung cấp cho người mua tính năng xem trước nội dung – dưới dạng bản xem trước, đoạn giới thiệu hoặc đoạn trích – nhưng chỉ phát hành toàn bộ nội dung sau khi một người mua NFT có liên quan.

Đáng chú ý nhất, Rarible cũng đang đặt trọng tâm vào việc tạo ra một nền tảng hoàn toàn tự trị, hoạt động thông qua mô hình quản trị cộng đồng. Hơn nữa, Rarible hiện đang chuyển hướng mạnh mẽ để trở thành Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).

Mục tiêu của một DAO thực sự là người dùng nền tảng sẽ là những người chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định cho nền tảng – có nghĩa là token quản trị RARI của Rarible là rất quan trọng.

NFT là gì?

Những ai theo dõi lĩnh vực tiền điện tử sẽ biết rằng DeFi và NFT là những thuật ngữ hot nhất hiện nay.

NFT là viết tắt của “token không thể thay thế”, liên quan đến các token duy nhất có thể xác minh được với nhau. Vì những token kỹ thuật số này hoàn toàn là duy nhất nên chúng không giống nhau dù chỉ một chút. Do đó, một NFT không thể được hoán đổi cho NFT khác. Thay vào đó, các NFT có thể báo hiệu quyền sở hữu một cách hiệu quả, vì chúng không thể hoán đổi cho nhau.

Có lẽ ứng dụng phổ biến nhất của NFT là ứng dụng đại diện cho quyền sở hữu kỹ thuật số. Hơn nữa, bạn có thể đã quen thuộc với NFT ngay cả khi không biết thuật ngữ kỹ thuật hoặc cách hoạt động của nó.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về NFT đang hoạt động là CryptoKitties. CryptoKitties là trò chơi blockchain Ethereum vô cùng phổ biến, cho phép người dùng mua, bán và nuôi “mèo” kỹ thuật số. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản cốt lõi của CryptoKitties là tất cả những con mèo đều là duy nhất và quyền sở hữu của chúng được xác minh rõ ràng bằng công nghệ blockchain.

Tuy nhiên, ngoài những chú mèo ảo, công nghệ này cũng hoàn toàn phù hợp với tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, các vật phẩm chơi game có giá trị hoặc bộ sưu tập tiền điện tử.

Nói một cách dễ hiểu, NFT – ví dụ được xây dựng bằng hệ thống ERC-721 – chấm dứt khả năng tái sản xuất trực tuyến tài sản. Điều này về mặt lý thuyết có thể giúp xác định quyền sở hữu đối với cả tài sản vật lý và tài sản kỹ thuật số, cũng như tài sản trí tuệ. Sự khan hiếm là một cơ chế cơ bản để đánh giá thứ gì đó và do vậy NFT có thể rất cần thiết cho các tài sản kỹ thuật số.

Hơn nữa, ngành công nghiệp NFT dự kiến sẽ phát triển ồ ạt trong những năm tới. Vì thế, một thị trường NFT hiệu quả như Rarible gần như là yêu cầu để tăng trưởng hơn nữa.

RARI – Token quản trị của Rarible

Vào ngày 15/7/2020, Rarible đã xuất bản một bài báo trên Medium trình bày chi tiết về token RARI mới. Theo Rarible, RARI hoặc $RARI là “token quản trị đầu tiên trong không gian NFT”.

Tỷ lệ phân phối tổng nguồn cung RARI

Ngoài ra, tổng nguồn cung RARI được đặt ở mức 25,000,000 token. Hơn nữa, con số này được phân chia theo cách 10% dành cho airdrop (trong đó 2% thuộc về người dùng Rarible và 8% thuộc về tất cả các holder NFT), 30% sẽ thuộc về các nhà đầu tư và nhóm Rarible, 60% còn lại có thể tiếp cận thông qua khai thác thị trường.

Tại thời điểm này, bạn có thể tự hỏi khai thác thị trường là gì. Khai thác Bitcoin là thứ mà chúng ta đã thảo luận rất nhiều, nhưng khai thác thị trường – hay “Khai thác thanh khoản thị trường” như Rarible gọi – là một khái niệm hoàn toàn khác.

Về bản chất, khai thác thanh khoản thị trường là khuyến khích sự tham gia tích cực trên nền tảng Rarible. Do đó, người dùng có thể kiếm được token RARI thông qua mua hoặc bán trên nền tảng thị trường Rarible.

Hàng tuần, Rarible phân phối 75,000 token RARI cho người dùng của mình, dự kiến sẽ được phân phối trong 4 năm hoạt động đầu tiên của sàn giao dịch. 75,000 RARI này được phân phối cho người dùng vào chủ nhật hàng tuần.

Tỷ lệ phân phối 75,000 RARI hàng tuần

Hơn nữa, người bán và người mua chia đều số token được phân phối, vì người bán hàng tuần nhận được 50% trong số 75,000 RARI và người mua hàng tuần nhận được 50% còn lại của 75,000 RARI. Do đó, khai thác thanh khoản thị trường có thể được hiểu là người dùng “khai thác” RARI đơn giản bằng cách bán hoặc mua trên nền tảng.

Đổi lại, token RARI cung cấp cho người nắm giữ các quyền khác nhau. Đây là một phần cơ bản trong kế hoạch của Rarible nhằm tạo ra một tổ chức tự trị hoàn toàn phi tập trung (DAO). Người nắm giữ RARI có thể bỏ phiếu về quyết định nâng cấp hệ thống trên nền tảng, gửi đề xuất liên quan đến phát triển nền tảng và tạo các tác phẩm nghệ thuật nổi bật hoặc tiết chế người quản lý nền tảng.

Quản trị cộng đồng là gì?

Rarible muốn chuyển đổi sang một tổ chức tự trị phi tập trung thực sự (DAO), được token quản trị RARI thúc đẩy và dựa vào quản trị cộng đồng nhưng quản trị cộng đồng thực sự đòi hỏi những yếu tố gì?

Quản trị cộng đồng truyền thống là khái niệm về một nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng cùng quyết định về các chính sách và chiến lược. Tóm lại, điều này có nghĩa là cộng đồng sẽ tự lãnh đạo, tự quyết định và tự quản lý điều hành mà không cần dựa vào sự can thiệp từ bên ngoài hoặc bất kỳ thực thể nào khác.

Do đó, trong môi trường tiền điện tử hoặc blockchain, ý nghĩa của “quản trị cộng đồng tiền điện tử” tương đối đơn giản. Về bản chất, quản trị cộng đồng đòi hỏi bản thân dự án sẽ quyết định tương lai của chính nó.

Đối với Rarible, điều này có nghĩa là người dùng Rarible – hay chính xác hơn là người nắm giữ RARI – sẽ là những người giúp định hình tương lai của dự án, cũng như nền tảng. Tuy nhiên, “quản trị cộng đồng” nói luôn dễ hơn làm. Thực sự rất khó để thực hiện thống nhất một tầm nhìn như vậy.

Tuy nhiên, Rarible đang đặt cơ sở hạ tầng để trở thành một tổ chức tự trị phi tập trung thực sự dưới sự quản lý của cộng đồng. Mặc dù còn rất nhiều việc phải thực hiện trước khi điều này trở thành hiện thực, Rarible đang rất nỗ lực tìm ra các giải pháp.

Có lẽ đáng chú ý nhất, token RARI là token quản trị. Điều này có nghĩa là những người nắm giữ token là “cộng đồng” sẽ có thể có tiếng nói trong các quyết định chính sách hoặc chiến lược cho Rarible.

Hơn nữa, việc Rarible chủ yếu thưởng RARI cho người dùng tích cực – là những người dùng trung thành kiếm được token – có vẻ hợp lý khi những người đó trong cộng đồng có thể là chủ thể cuối cùng đưa ra quyết định và bỏ phiếu, ví dụ: nâng cấp hệ thống. Vì vậy, tóm lại, token quản trị RARI cho thấy Rarible đã suy nghĩ về việc thực hiện quản trị cộng đồng.

Tại sao Rarible lại hot đến vậy?

Những lời bàn tán về Rarible chưa bao giờ hạ nhiệt trong vài tuần qua. Vậy, đâu là lý do dẫn đến sự quan tâm đột ngột nồng nhiệt hay nói một cách đơn giản là tại sao Rarible “hot” như vậy? Có một số lý do giải thích tại sao Rarible đột nhiên được chú ý nhiều hơn.

Một trong số đó là Rarible đảm bảo nguồn vốn từ công ty đầu tư blockchain CoinFund có trụ sở tại New York vào khoảng ngày 10/9. Khoản đầu tư này được cho là nhằm hỗ trợ Rarible phát triển nền tảng thị trường NFT dựa trên blockchain của mình.

Hơn nữa, Rarible cũng hỗ trợ yNFT, bảo hiểm dựa trên NFT từ “yInsure Finance” của yEarn Finance hoặc bảo hiểm do Nexus Mutual đặt nền móng. Ngoài ra, Rarible không thiếu những ý tưởng khác có thể sớm được thực hiện.

Ví dụ, nhóm nghiên cứu của Rarible đã giới thiệu chỉ số thị trường NFT. Chỉ số này có thể cho phép người dùng theo dõi và có khả năng đầu tư vào những món đồ sưu tầm có giá trị nhất. Theo Alexander Salnikov – người sáng lập Rarible, đây sẽ là một cách để người dùng hoặc nhà đầu tư đặt cược vào toàn bộ thị trường NFT.

Alexander Salnikov – Người sáng lập Rarible

Ngoài ra, Rarible đang nghiên cứu một bộ các chức năng mới, như tính năng truyền thông xã hội, hỗ trợ ứng dụng di động, nhiều loại nội dung khác nhau, cũng như thậm chí có thể hỗ trợ cho quyền sở hữu theo phần. Hơn nữa, cơ chế phân phối RARI cũng khuyến khích mọi người niêm yết NFT trên nền tảng Rarible.

Tóm tắt về Rarible

Như vậy, rõ ràng Rarible mang lại rất nhiều tiềm năng. Nó không chỉ mang đến bộ tính năng được cho là độc đáo cho thị trường mà còn là nền tảng thú vị trong thị trường NFT đang phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, để thị trường NFT tiếp tục phát triển, các giải pháp thị trường như Rarible là rất cần thiết.

Ngoài ra, Rarible cũng có thể cung cấp một số điều thú vị về quản trị cộng đồng. Token quản trị RARI cũng mang tính lịch sử, vì nó là token quản trị đầu tiên của lĩnh vực NFT.

Vẫn còn phải xem liệu mô hình từng hoạt động tốt trong lĩnh vực DeFi này có phù hợp với ngành công nghiệp NFT hay không. Việc CoinFund đầu tư vào Rarible gần đây có thể là một bước đệm hiệu quả.

Giao diện Rarible

Hơn nữa, Rarible cũng nhận được nhiều lời khen ngợi về giao diện người dùng tương đối đơn giản và trực quan. Người dùng mô tả quá trình kết nối ví trên nền tảng Rarible (có hỗ trợ MetaMask, Wallet-Connect, Fortmatic và WalletLink) là dễ dàng.

Ngoài ra, mối liên hệ của Rarible với sáng kiến yInsure của Yearn Finance là một khía cạnh đầy hứa hẹn khác, vì gần đây, Yearn Finance là một trong những cái tên hot nhất trong lĩnh vực DeFi. Một số nhà quan sát thậm chí còn dự đoán quan hệ hợp tác này có thể tạo ra “cầu nối giữa cộng đồng NFT và DeFi”.

Tóm lại, Rarible dường như là một dự án đáng để mọi người để mắt tới. Sau chuỗi thời gian ‘cá chép hóa rồng’ của lĩnh vực DeFi, NFT có thể là tập hợp con tiếp theo của ngành tiền điện tử trở nên lớn mạnh.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once