Metaverse là sự giao thoa giữa công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), cho phép người dùng tương tác với các vật phẩm kỹ thuật số, môi trường và người ảo. Do đó, metaverse là một mạng lưới mang đến trải nghiệm chân thực trên các nền tảng nhiều người dùng.
1. Metaverse là gì?
Metaverse là một vũ trụ thực tế ảo kết hợp thế giới thực với thế giới kỹ thuật số trong môi trường đa người dùng liên tục và bền bỉ.
Metaverse là sự giao thoa giữa công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), cho phép người dùng tương tác với các vật phẩm kỹ thuật số, môi trường và người ảo. Do đó, metaverse là một mạng lưới mang đến trải nghiệm chân thực trên các nền tảng nhiều người dùng.
Ngoài ra, tiền điện tử và NFT có thể đọc được nhờ các công nghệ như blockchain, giúp ta sở hữu vật phẩm ảo và bất động sản trong metaverse, điển hình là Decentraland.
Microsoft và Meta là hai trong số những công ty phát triển công nghệ tương tác với thế giới ảo, nhưng họ không phải là người chơi duy nhất trong cuộc đua này. Nhiều tập đoàn lớn khác cũng đang xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để tạo ra thế giới ảo tốt hơn, chân thực hơn.
2. Metaverse hoạt động như thế nào?
Jon Radoff (doanh nhân, tiểu thuyết gia, nhà thiết kế trò chơi) đã đề xuất một khung khái niệm bảy cấp độ để xác định chuỗi giá trị của thị trường Metaverse.
Theo khuôn khổ, bảy lớp tạo nên Metaverse bao gồm trải nghiệm, khám phá, nền kinh tế sáng tạo, điện toán không gian, phi tập trung, giao diện con người và cơ sở hạ tầng.
Trải nghiệm
Metaverse trong tương lai sẽ cung cấp cho chúng ta hàng loạt trải nghiệm hình ảnh ba chiều (3D) và thậm chí cả hai chiều (2D) mà chúng ta hiện chưa thể tận hưởng.
Khám phá
Hệ thống khám phá inbound (khách hàng chủ động) và outbound (doanh nghiệp chủ động) tiếp tục tồn tại trong hệ sinh thái metaverse. Khi người dùng tích cực tìm kiếm thông tin, đây gọi là khám phá inbound. Trong khi đó, outbound marketing đề cập đến việc gửi thông tin giao tiếp đến mọi người bất kể họ có nhu cầu hay không.
Nền kinh tế sáng tạo
Những người sáng tạo Internet trước đó cần một số kiến thức lập trình để thiết kế và xây dựng công cụ. Tuy nhiên, nhờ các khuôn khổ ứng dụng web, con người hiện có thể phát triển các ứng dụng web mà không cần mã hóa. Do đó, số lượng người tạo web đang tăng lên nhanh chóng.
Điện toán không gian
Khi nói đến điện toán không gian, ta ám chỉ công nghệ kết hợp giữa VR và AR. HoloLens của Microsoft là một ví dụ xuất sắc cho thành tựu của công nghệ này. Ngay cả khi bạn chưa thể chạm đến Hololens, hãy nhìn vào bộ filter khuôn mặt trên Instagram để hình dung về điện toán không gian.
Phi tập trung
Các nhà phát triển có thể tận dụng những chức năng trực tuyến thông qua một hệ sinh thái có thể mở rộng và kích hoạt bởi máy tính phân tán và dịch vụ vi mô. Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh và blockchain trao cho người sáng tạo quyền kiểm soát đối với dữ liệu và sản phẩm của riêng họ.
Giao diện con người
Người dùng có thể tiếp nhận thông tin về môi trường xung quanh họ, sử dụng bản đồ và thậm chí xây dựng trải nghiệm AR chung chỉ từ nhìn vào thế giới xung quanh. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp điện toán không gian và giao diện con người.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng công nghệ rất quan trọng đối với sự tồn vong của các lớp khác. Cơ sở hạ tầng bao gồm điện toán 5G và 6G nhằm giảm tắc nghẽn mạng và cải thiện băng thông.
3. Công nghệ nào được sử dụng trong Metaverse?
Những bước phát triển tân tiến nhất của metaverse ra đời nhờ vào các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), AR, VR, mô hình 3D cũng như điện toán không gian và điện toán biên.
Trí tuệ nhân tạo
AI kết hợp với công nghệ metaverse đảm bảo sự ổn định của cơ sở hạ tầng metaverse, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các lớp trên. Công nghệ NVIDIA là một ví dụ điển hình về vai trò quan trọng của AI trong phát triển không gian kỹ thuật số, nơi tương tác xã hội sẽ diễn ra trong metaverse.
Internet of Things
Bên cạnh hỗ trợ metaverse nghiên cứu và tương tác với thế giới thực, IoT cũng đóng vai trò là giao diện người dùng 3D cho các thiết bị IoT, qua đó tăng tính cá nhân hóa cho trải nghiệm IoT. Cả metaverse và Internet of Things đều giúp các tổ chức đưa ra đánh giá dựa trên dữ liệu mà không cần tiêu tốn sức người.
Thực tế ảo và thực tế tăng cường
Một metaverse, phối hợp với các công nghệ như AI, AR và VR có khả năng đưa người dùng bước vào thế giới ảo. Chẳng hạn, các vật phẩm ảo có thể được thể hiện trong môi trường thực bằng công nghệ thực tế tăng cường. Tương tự, sử dụng VR, bạn có cơ hội đắm chìm trong mối trường 3D ảo hoặc 3D tái tạo thông qua mô hình máy tính 3D.
Mặc dù không cần đeo tai nghe thực tế ảo hay thiết bị khác trong metaverse, giới chuyên gia tin rằng VR sẽ trở thành một phần thiết yếu của môi trường ảo. Tuy nhiên, cần lưu ý metaverse khác với AR và VR. Nếu bạn tò mò muốn biết làm thế nào để vào được metaverse, đáp án chính là công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Mô hình 3D
Mô hình 3D là một cách tiếp cận đồ họa máy tính để tạo ra hình ảnh trình chiếu kỹ thuật số ba chiều của bất kỳ bề mặt hoặc đối tượng nào. Tính thực tế 3D của metaverse rất quan trọng để thúc đẩy cảm giác thoải mái của người tiêu dùng.
Cần phải thu thập rất nhiều hình ảnh và thiết kế đồ họa để tạo ra một thế giới 3D. Đồ họa 3D trong hầu hết các trò chơi như The Sandbox (SAND) mang lại ấn tượng rằng người chơi thực sự đang ở trong trò chơi. Metaverse cần được xây dựng trên cùng một nền tảng.
Điện toán không gian và điện toán biên
Việc tận dụng không gian vật lý làm giao diện máy tính được gọi là điện toán không gian. Với các công nghệ như HoloLens, Microsoft là công ty tiên phong trong lĩnh vực điện toán không gian trong không gian metaverse. Ngược lại, điện toán biên là một mô hình cung cấp dịch vụ và điện toán đám mây dựa trên mạng. Điện toán biên mang lại cho người dùng cuối giải pháp tính toán, lưu trữ, dữ liệu và ứng dụng tương tự dịch vụ điện toán đám mây.
Để mang lại trải nghiệm giống như trong thực tế, việc giữ cho người dùng hứng thú với thế giới metaverse rất quan trọng. Do đó, thời gian phản hồi đối với hành vi của người dùng về cơ bản phải giảm xuống mức thấp hơn khả năng con người có thể phát hiện. Bằng cách lưu trữ và kết nối một loạt tài nguyên máy tính/ cơ sở hạ tầng truyền thông gần gũi với người dùng, điện toán biên bảo đảm phản hồi với tốc độ nhanh chóng.
4. Thách thức của metaverse
Nhận thức, cảm xúc và hành vi của người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi các công nghệ quan trọng vận hành nhiều metaverse.
Chi phí đắt đỏ của thiết bị là một rào cản khiến công nghệ metaverse chưa thể áp dụng rộng rãi. Đạo đức, sức khỏe thể chất, sức khỏe và an toàn, tâm lý, luân lý và quyền riêng tư dữ liệu là bốn lĩnh vực rủi ro liên quan đến AR.
Ở cấp độ vật lý, sự chú ý của người dùng khi bị điều hướng bởi các ứng dụng AR dựa trên vị trí đã dẫn đến nhiều nguy hiểm. Quá tải thông tin là một vấn đề tâm lý cần phải tránh. Sự đề cao thông tin sai lệch bằng quan điểm định kiến là những tình huống khó xử về đạo đức. Thu thập và chia sẻ dữ liệu với các bên thứ ba dễ dẫn đến nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng.
Hơn nữa, các tác nhân metaverse có thể bị lợi dụng để thu thập dữ liệu tâm lý của người dùng, từ đó đưa ra giả định về hành vi không chủ ý và làm trầm trọng thêm lỗ hổng thuật toán.
Buồn nôn và chóng mặt là một trong những vấn đề sức khỏe được báo cáo thường xuyên nhất liên quan đến thực tế ảo. Do trọng lượng của tai nghe VR, sức ép lên đầu và cổ trở thành điểm trừ lớn khi phải sử dụng lâu dài. Cô lập xã hội và né tránh khỏi các hoạt động thực tế kèm theo vấn đề y tế cũng là một thách thức cản trở phổ biến hóa metaverse.
Ngoài những yếu tố trên, quấy rối tình dục một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Trước đây, một nạn nhân bị cưỡng bức tập thể cho hay thủ phạm đã sờ soạng ảnh avatar và tấn công tình dục cô. Vậy ai sẽ đảm bảo phụ nữ được an toàn trong thế giới ảo? Meta từng tuyên bố cung cấp cho người dùng công cụ để giúp họ giữ an toàn, "khéo léo" chuyển giao trách nhiệm cho chính khách hàng của mình.
Do đó, người dùng cần đánh đổi mức rủi ro nhất định khi tham gia vào môi trường nhập vai, nhận thức được mối đe dọa trên mạng và tự tìm hiểu kỹ trước khi gia nhập metaverse.