Cosmos (ATOM) là gì? Tổng quan về hệ sinh thái Cosmos và ATOM Token

spot_imgspot_img

Sau hơn một thập kỷ kể từ khi xuất hiện blockchain Bitcoin đầu tiên, giờ đây chúng ta có nhiều lựa chọn khác nhau khi nói đến các mạng blockchain có thể tương tác. Cosmos có lẽ là một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện có vì cơ chế đồng thuận Tendermint và các công cụ phát triển mã nguồn mở. Hãy cùng Thecoindesk khám phá lý do chính xác tại sao Cosmos vẫn là một lựa chọn phổ biến và cách nó cho phép các blockchain hoạt động cùng nhau một cách dễ dàng.

COSMOS là gì?

COSMOS về cơ bản là một hệ sinh thái của blockchain có khả năng mở rộng và có thể tương tác với nhau. Trước khi có COSMOS, các blockchain thường bị cô lập và không thể giao tiếp với nhau, ngoài ra chúng rất khó xây dựng và chỉ có thể xử lý một lượng nhỏ giao dịch mỗi giây.

COSMOS được tạo ra nhằm giải quyết những vấn đề này với một tầm nhìn công nghệ mới. Nói theo thuật ngữ khoa học, COSMOS là một mạng lưới phi tập trung của các blockchain song song độc lập, mỗi mạng được cung cấp bởi các thuật toán đồng thuận BFT như sự đồng thuận của Tendermint .

COSMOS giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng mọi thứ trên blockchain bằng cách phá vỡ các rào cản giữa các blockchain, đồng thời cho phép họ giao dịch với nhau. Mục tiêu cuối cùng của COSMOS là tạo ra một Internet của Blockchain, một mạng lưới các blockchain có thể liên kết với nhau theo cách phi tập trung. Khi các liên kết này được hoàn thành, các token có thể được chuyển nhanh chóng và an toàn từ vùng này sang vùng khác một cách liền mạch.

COSMOS giải quyết vấn đề gì ?

Liên kết và tương tác

COSMOS có thể tương tác với nhiều ứng dụng và tiền điện tử khác, nhiều blockchain khác không thể làm tốt điều này. Bằng cách tạo một mạng mới, bạn có thể thiết lập bất kỳ hệ thống blockchain nào vào trung tâm COSMOS và chuyển token qua lại giữa các khu vực đó mà không cần đến trung gian.

Khả năng mở rộng

Mở rộng quy mô là một vấn đề phổ biến đối với các blockchain hiện nay. Chẳng hạn như, cả Ethereum và Bitcoin đều chỉ hỗ trợ một phần nhỏ các giao dịch hàng ngày trên các mạng thanh toán như Visa hoặc Mastercard. Ngược lại, các khu vực cho phép COSMOS mở rộng quy mô vô thời hạn.

Hãy tưởng tượng rằng, nếu tốc độ giao dịch của bạn chậm lại trong một khu vực vì có quá nhiều người đang sử dụng nó, bạn chỉ cần thêm một khu vực khác vào trung tâm và chuyển một nửa người dùng qua khu vực đó, điều này sẽ tăng gấp đôi tốc độ giao dịch của bạn.

Vấn đề về nâng cấp

Một vấn đề khác mà các blockchain gặp phải là làm thế nào để xử lý các nâng cấp khi các phiên bản mới ra mắt. Việc yêu cầu tất cả các trình xác nhận (như ‘thợ mỏ’ trong trường hợp của Bitcoin) nâng cấp lên phiên bản mới của blockchain là điều khó khăn và có thể dẫn đến các chia tách (hardfork).

Đây chính xác là những gì đã xảy ra khi Ethereum bị chia tách với ETH và ETC do các vấn đề chính trị / quản trị xung quanh vụ hack DAO. Với COSMOS, nâng cấp không phải là vấn đề, bạn chỉ cần cắm một khu vực mới vào trung tâm vũ trụ và mời người dùng chuyển tiền của họ sang khu vực đó một cách thoải mái. Đó là cách mà COSMOS cung cấp một giải pháp tối ưu để liên kết chúng lại với nhau.

Đặc điểm cơ bản của Cosmos

Trong Cosmos, mỗi một mạng blockchain độc lập được gọi là một “zone”. Các zone này được vận hành thông qua thuật toán đồng thuận BFT Tendermint. Mỗi zone sẽ được kết nối trực tiếp đến Cosmos Hub – Nơi lưu trữ các dữ liệu của zone. Đây cũng là blockchain đầu tiên được xây dựng trên Cosmos và nó sử dụng thuật toán đồng thuận POS (Proof-of-stake) với cơ chế quản trị rất đơn giản, cho phép mỗi mạng lưới có thể thích ứng và nâng cấp. Ngoài ra, Cosmos Hub có thể được mở rộng khi liên kết với các zone khác.

Mọi giao dịch token giữa các zone đều được thực hiện thông qua Cosmos Hub, nhờ vậy có thể theo dõi được tổng số lượng token mà mỗi zone đang sở hữu. Mặc khác, Cosmos Hub cũng sẽ tách những zone có sự cố với các zone khác, đồng thời cho phép các zone có thể cải tiến, tương thích với các blockchain mới trong tương lai. 

Thông qua Cosmos, đội ngũ sáng lập muốn đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng cho những lập trình viên lên các chuỗi tương thích. Điều này đồng thời còn giúp phá bỏ rào cản giữa các chuỗi, từ đó cho phép chúng liên lạc và trao đổi các giao dịch qua lại.

Những công cụ trong Cosmos

Cosmos được liên kết bởi các lớp thuật toán thông qua bộ công cụ mã nguồn mở, bao gồm:

Tendermint

Tendermint BFT là engine chính trong kết cấu layer vận hành Cosmos, cho phép các nhà phát triển xây dựng blockchain mà không cần lập trình từ đầu. Đồng thời, nó cũng giúp các phần mềm có thể kết nối với nhau thông qua ABI (Giao diện phần mềm blockchain).

Về lý thuyết, các blockchain chạy Tendermint có thể xử lý được 10.000 giao dịch trên 1 giây và vẫn tiếp tục vận hành được ngay cả khi chỉ có 1/3 số lượng các nút xác thực đang ở trạng thái offline hay đang cố gắng phá hoại mạng lưới.

Tendermint BFT

Tendermint BFT được hiểu là một thuật toán được vận hành thông qua mạng lưới máy tính chạy các phần mềm Cosmos. Mạng lưới này được xây dựng nhằm đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống, thực hiện xác thực các giao dịch và các kết nối các khối trên mạng blockchain. 

Các bên tham gia có thể khởi chạy blockchain hay biểu quyết về những thay đổi của hệ thống sẽ cần phải stake token ATOM trước. Trường hợp người dùng muốn trở thành một người xác thực cần có ít nhất 1 nút xác thức nằm trong top 100 nút stake nhiều ATOM nhất. Khi đó, kết quả biểu quyết sẽ được quyết định dựa theo số lượng token ATOM đã stake.

Cosmos Hub and Zone

Cosmos Hub là một mạng blockchain quản lý đa tài sản, nơi các token có thể được nắm giữ bởi những người dùng hoặc các zone khác. Những token này có thể được chuyển từ zone này sang zone khác bởi ví điện tử giao thức liên lạc chuỗi (IBC). Cosmos Hub sẽ chịu trách nhiệm duy trì sự bất biến của toàn bộ các token trong mỗi zone. Các ví điện tử để giao dịch token phải được cam kết bởi người gửi, trung tâm nắm giữ và cả người nhận.

Trong hệ thống Cosmos, mỗi zone sẽ lưu giữ các thông tin về xác minh tài khoản, các giao dịch, quá trình khởi tạo và phân phối các loại token. Cosmos Hub cũng có nhiệm vụ duy trì khả năng liên kết giữa các zone.

Inter-Blockchain Communication Protocol

Giao Thức Liên Lạc Chuỗi (IBC) là một trung gian kết nối các zone với Cosmos Hub. Thông qua IBC, các thông tin giữa các chuỗi có thể trao đổi tự do, nhanh chóng, đồng thời vẫn đảm bảo được tính bảo mật.

Cosmos SDK

Cosmos SDK là một công cụ cho phép người dùng xây dựng các tài sản blockchain Proof-of-Stake, tương tự như Cosmos Hub, cũng sẽ được cấp phép blockchain Proof-Of-Authority. Các blockchain được khởi tạo bởi Cosmos SDK thường được gọi là blockchain dành riêng cho ứng dụng.

Cosmos (ATOM) hoạt động như thế nào?

Cosmos tập trung vào việc tạo ra một mạng lưới các blockchain khác nhau nhưng chúng có thể tương tác với nhau. Được thành lập vào năm 2014 bởi Ethan Buchman và Jae Kwon, mạng Cosmos bao gồm mạng chính blockchain Proof of Stake và các blockchain tùy chỉnh được gọi là các Zone. Chuỗi chính, Cosmos Hub, dùng để chuyển tài sản và dữ liệu giữa các Zone được kết nối và cung cấp một lớp bảo mật được chia sẻ. Tất cả những thứ này hoạt động cùng nhau bằng cách sử dụng Tendermint, cơ chế đồng thuận tùy chỉnh của Cosmos và giao diện ứng dụng chung. Người dùng dùng mạng Cosmos sẽ thanh toán phí bằng tiền mã hóa ATOM của mạng.

Mạng Cosmos được chia thành ba phân lớp khác nhau:

1. Networking – Cho phép xác nhận giao dịch và thông báo đồng thuận tới các blockchain trung tâm

2. Application – Cập nhật mạng về trạng thái mới của các giao dịch và số dư.

3. Consensus – Tổ chức các node theo cách chúng đồng thuận việc thêm các giao dịch mới.Ba lớp này được kết hợp thông qua một tập hợp các công cụ và ứng dụng mã nguồn mở.

Ví dụ: Tendermint đóng gói các lớp mạng và đồng thuận thành một công cụ có thể sử dụng ngay. Các nhà phát triển blockchain sử dụng Tendermint chỉ cần tập trung vào lớp ứng dụng, giúp họ tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Cosmos Hub (ATOM) là gì?

Cosmos Hub (ATOM) là blockchain Proof of Stake xây dựng bằng thuật toán Byzantine Fault Tolerant consensus của Tendermint. Là Blockchain được xây dựng đầu tiên trên Cosmos, và sẽ là trung tâm của lưu chuyển dữ liệu giữa các Blokchain. 

ATOM là token chính của mạng lưới Blockchain Cosmos Hub. Vai trò của token ATOM tương tự như hầu hết các mạng lưới Proof of stake: 

Chức năng thanh toán: Gửi và nhận ATOM trên ví Blockchain
Stake ATOM để chạy node Validator, duy trì bảo mật mạng. Nhận phần thưởng khuyến khích
ATOM là trung tâm của Inter-Chain, tương lai việc sử dụng các dịch vụ và truy cập với Cosmos Hub sẽ phải thanh toán bằng đồng ATOM.

Thông tin cơ bản của ATOM

  • Tên: Cosmos Hub
  • Ticker: ATOM
  • Mạng lưới: Cosmos Hub
  • Cơ chế đồng thuận: PoS
  • Thuật toán: Byzantine Fault Tolerant consensus của Tendermint
  • Loại token: Utility Token
  • Avg. Block time: 6.7s
  • Tổng nguồn cung: 268.551.866 ATOM
  • Cung ước tính lưu thông: 210.767.262,76 ATOM
  • Website: https://cosmos.network/
  • URL Explorer: https://www.mintscan.io/cosmos

Token Allocation

  • Kêu gọi vốn cộng đồng: 67,86% tương ứng 12.000.000 ATOM với giá là 0,025 USD.
  • Vòng hạt giống: 5,08% tương ứng 16.618.400 ATOM với giá 0,080 USD.
  • Vòng chiến lược: 7,03% tương ứng 160.293.050 ATOM với giá 0,100 USD.
  • Đội ngũ Tendermint: 10,03% tương ứng 23.690.755 ATOM>
  • Nhà sáng lập Interchain: 10% tương ứng 23.619.896 ATOM.

Đội ngũ phát triển Cosmos

Về đội ngũ phát triển, dự án Cosmos hiện nay được hậu thuẫn bởi tổ chức ICF (Interchain Foundation) cùng với đội ngũ phát triển Tendermint. Chính vì vậy, phía sau dự án là một đội ngũ xuất sắc với những thành viên:

Jea Kwon: Nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành. Trước đây, Jae Kwon cũng là thành viên đồng sáng lập của dự án “I Done This” và đã tham gia xây dựng nhiều dự án khác như Scramble.io, Flywheel Networks và Yelp.
Ethan Buchman: Giám đốc kỹ thuật đồng thời là nhà đồng sáng lập Tendermint. Ông đã tốt nghiệp tiến sĩ tại trường Đại học Guelph. 
Peng Zhong: Trưởng bộ phận thiết kế. Peng Zhong có hơn 7 năm kinh nghiệm lập trình full-stack cho công ty phát triển web do ông thành lập – Ny lira.

Nhà đầu tư của dự án Cosmos

Sau 07 vòng gọi vốn, dự án Cosmos đã nhận được 17.000.000 USD, vòng gần nhất diễn ra vào ngày 27/05/2021 cho các nhà đầu tư. Hiện nay, một số nhà đầu tư lớn của dự án này gồm có 1confirmation, Cardinal Capital, Paradigm, IOSG Ventures, Yield Ventures cùng một số tổ chức và cá nhân khác.

Lộ trình phát triển của dự án

Kế hoạch phát triển của dự án Cosmos hiện nay được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Quý 1/2022: Stargate và Gravity dex: Cosmos hoàn thiện Whitepaper và cho ra mắt bản cập nhật Stargate được bổ sung tính năng IBC. GRAVITY DEX AMM được thêm vào Cosmos.
  • Giai đoạn 2 – Quý 2/2022: Gravity Bridge: B-Harvest và Althea ra mắt bản AMM dành cho blockchain của Cosmos – Có thể hoạt động được các blockchain của Cosmos và ETHEREUM cho Swap. 84% các blockchain trên hệ sinh thái Cosmos sẽ được kết nối với IBC. Các tài khoản Inter-chain được ra mắt, cho phép quản lý tài khoản từ mạng blockchain này đối với mạng blockchain khác.
  • Giai đoạn 3 – Quý 3/2022: Staking derivatives: Các khoản staking derivatives chính thức ra đời trên Cosmos, cho phép có thể sở hữu các khoản staking và thanh khoản trong cùng một thời điểm. Osmosis sẽ được ra mắt trên IBC với tính năng AMM. 16% các blockchain còn lại trong hệ sinh thái cũng sẽ được kết nối với IBC.
  • Giai đoạn 4 – Quý 4/2022: Bitcoin bridge và bảo mật chia sẻ: Bitcoin bridge sẽ chuyển trực tiếp Bitcoin tới Cosmos hub, cho phép sáp nhập và hoán đổi trên Gravity DEX. Tính năng bảo mật chia sẻ sẽ được ra mắt để đảm bảo tính bảo mật trong tương lai của các mạng blockchain.

Token ATOM có thể mua ở đâu?

Hiện nay, đồng token ATOM đang được bán tại Coinbase. Với những nhà đầu tư sinh sống ngoài nước Mỹ, các sàn giao dịch như Binance, Gate.io, Huobi là những lựa chọn uy tín rất được khuyên dùng.

Hệ sinh thái hiện nay của Cosmos

Hiện nay có hơn 32 dự án, app và ứng dụng kết nối phát triển trên nền tảng

Dự án blockchain

Các dịch vụ và ứng dụng

Ví app

Đánh giá dự án COSMOS

Ưu điểm

Mục tiêu cuối cùng của dự án là tạo ra một kỷ nguyên mới: Internet-of-Blockchain. Đây là mục tiêu rất lý tưởng, nếu thành công sẽ là bước đột phá mới trong lĩnh vực crypto.
Hệ sinh thái tập trung vào COSMOS Hub và sử dụng công nghệ Tendermint kết hợp với thuật toán đồng thuận PoS giúp mô hình hoạt động của COSMOS khả thi và có nhiều tiềm năng để phát triển.
ATOM là đồng coin stake được đánh giá rất cao. Staking ATOM hiện được chấm 90.75% trên https://stakingrewards.com/. Nhờ vào những chỉ số staking ổn định, nhà đầu tư có được thu nhập thụ động tốt từ việc stake ATOM.

Nhược điểm

Dự án COSMOS có những mục tiêu phức tạp, khó thực hiện.
Một số đối thủ cạnh tranh Blockchain 3.0 của COSMOS có thể kể đến như Ethereum, EOS,…
Roadmap của COSMOS không ghi rõ cụ thể thời gian nào sẽ phát triển đến đâu. Nhất là khi so sánh với một roadmap chi tiết như của Cardano (ADA).

Tương lai của Cosmos Hub (ATOM)

Đã trải qua 2 năm phát triển kể từ lúc ra mắt năm 2019, giờ đây Cosmos Hub (ATOM) đã thiết lập được một hệ sinh thái trên Cosmos và có tên gọi là Interchain, cung cấp một loạt những dịch vụ quan trọng như là:

  • Marketplace: Thiết lập và vận hành sàn giao dịch, thực hiện hoán đổi các tài sản kỹ thuật số khắp cả Interchain, đồng thời xác nhận các giao dịch rất nhanh, mức phí lại cực kỳ thấp.
  • Cung cấp bảo mật: Nhờ tính năng Stake liên chuỗi thì ATOM sẽ sớm bảo mật được nhiều chuỗi và đổi phần thưởng stake bổ sung.
  • Router: Là nhiệm vụ cốt lõi của Trung tâm, thực hiện kết nối những chuỗi với nhau bằng việc thiết lập các kết nối IBC cùng với các chuỗi tương thích với nó, vận hành những cầu nối phi tập trung cùng với những chuỗi như là Bitcoin và Ethereum.
  • Trung tâm lưu ký: Cực kỳ an toàn và chính là nơi tốt nhất để lưu trữ các loại tài sản kỹ thuật số cũng như quản lý tài khoản với nhiều chuỗi.

Hiện nay thì Interchain của Cosmos Hub đang hướng đến việc phát triển những tính năng DeFi nhằm tạo nên một hệ sinh thái cho riêng mình như là:

  • Interchain Accounts: Sử dụng một tài khoản với tất cả các Blockchain.
  • Liquidity Pool: Cung cấp thanh khoản.
  • DEX Exchange: Swap token & collectibles.
  • Và những Wrap Assets của BTC hoặc là ETH…

Tổng kết

Đối với một số người trong ngành công nghiệp tiền mã hóa, mối quan tâm chủ yếu tập trung vào mức độ phân mảnh của mạng blockchain. Có hàng trăm blockchain đang tồn tại, nhưng rất ít trong số đó có thể giao tiếp với nhau. Mục tiêu của Cosmos là thay đổi hoàn toàn thực trạng đó bằng cách biến điều này trở thành hiện thực.

Cosmos(ATOM) là một trong số những nền tảng Blockchain phát triển tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại. Có thể dễ dàng nhận thấy tiềm năng của Cosmos là vô cùng lớn trong tương lai, đủ khả năng canh tranh với các nền tảng khác trên thị trường hiện nay.

Cosmos không chỉ là một sản phẩm mà là một hệ sinh thái được xây dựng trên một tập hợp các công cụ mô-đun, có thể thích ứng và có thể hoán đổi cho nhau. Các nhà phát triển được khuyến khích tham gia nỗ lực cải tiến các công cụ hiện có và tạo ra những công cụ mới để biến lời hứa về công nghệ blockchain thành hiện thực. Những công cụ này là nền tảng cần thiết để tạo ra internet phi tập trung và hệ thống tài chính toàn cầu của tương lai.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án Cosmos(ATOM). Thecoindesk sẽ liên tục cập nhật thông tin mới về thị trường, mọi người hãy theo dõi thường xuyên chuyên mục thông tin dự án tại website và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của Thecoindesk để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once