Sự phát triển của giấy phép mã hóa Hồng Kông

spot_imgspot_img

Các nước ở châu Á phát triển trong ngành công nghiệp blockchain không kém cạnh các châu lục, trong đó có Singapore. Tuy nhiên, những chính sách ngày càng gắt gao của chính phủ Singapore làm cho các công ty và nhà đầu tư tiền điện tử rời khỏi đảo quốc sư tử.

Gần đây Hồng Kông trở thành cái tên mới, tham vọng vươn lên thành quốc gia hàng đầu về blockchain và tiền điện tử ở châu Á. Tại “Tuần lễ FinTech Hong Kong” được tổ chức cách đây không lâu, chính quyền nước này (SAR) đã chính thức ban hành chính sách về phát triển tài sản ảo tại Hồng Kông, nêu rõ quan điểm chính sách của chính phủ đối với sự phát triển của ngành tài sản ảo sôi động.

Hồng Kông sẵn sàng xem xét tính hợp pháp của các quyền tài sản kỹ thuật số trong tương lai để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp tỷ đô.

Sơ lược những chính sách đã ban hành của Hồng Kông

Cách đây 5 năm, tức năm 2017, Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán Hồng Kông (SFC) đã sớm ban hành “Thông tư về hoạt động điều chỉnh của SFC”. Khi đó, SFC nói rõ rằng sự đổi mới trong lĩnh vực “fintech” có thể áp dụng lập trường theo quy định.

“Các công ty có thể tiến hành các hoạt động được quản lý trong một môi trường quy định của SFC, họ cần cam kết nghiêm túc trong hoạt động tài chính công nghệ. SFC sẽ cấp phép đối với các công ty đủ điều kiện và thực hiện theo dõi chặt chẽ hoạt động.”

Đối với công ty quản lý quỹ tài sản ảo, nếu quỹ quản lý danh mục đầu tư bao gồm hơn 10% tài sản ảo thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định bổ sung. Các tiêu chuẩn cần được đáp ứng này sẽ áp dụng dưới dạng các điều kiện cấp phép được thiết lập bằng cách tham chiếu đến một tập hợp các điều khoản và điều kiện.

SFC bổ sung thêm quy định vào năm 2018, đó là tuyên bố về khung quy định cho các công ty quản lý danh mục tài sản ảo, nhà phân phối quỹ và nhà điều hành nền tảng giao dịch và phụ lục áp dụng cho tài sản ảo.

Trong cùng năm, Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán Trung Quốc đã ban hành thông tư cho các bên trung gian trong việc phân phối quỹ tài sản ảo, cung cấp hướng dẫn về các tiêu chuẩn và thông lệ cần đáp ứng khi phân phối quỹ tài sản ảo.

Ở Hồng Kông, một số loại token được gắn mác chứng khoán theo định nghĩa của Pháp Lệnh chứng khoán và hợp đồng tương lai, được quy định bởi luật chứng khoán Hồng Kông.

Sang năm 2019, Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán Trung Quốc đã xây dựng tuyên bố về việc phát hành token dành riêng cho các doanh nghiệp. Theo đó, những nhà cung cấp dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin (BTC) bắt buộc phải được cấp phép theo SFO đối với hoạt động được quy định loại 2.

Danh sách các giấy phép mã hóa hiện có ở Hồng Kông

Theo các yêu cầu cấp phép và đăng ký theo Pháp Lệnh chứng khoán và hợp đồng tương lai Hồng Kông, bất kỳ ai thực hiện các hoạt động theo quy định đều phải xin giấy phép từ Ủy Ban Chứng Khoán và Hợp Đồng Tương Lai Hồng Kông. Chính phủ đưa thị trường tiền điện tử vào diện giám sát chặt chẽ.

Bắt đầu từ ngày 6/11/2019, ủy ban tiến hành điều chỉnh các nền tảng giao dịch tiền điện tử, cung cấp các dịch vụ giao dịch, bù trừ và thanh toán tài sản ảo, đồng thời có quyền kiểm soát tài sản của nhà đầu tư.

Hiện tại, Hồng Kông đã ban hành và thực hiện 12 giấy phép tài chính khác nhau, bao gồm chứng khoán, ngoại hối, hợp đồng tương lai, phái sinh, xếp hạng và các lĩnh vực khác. Dù vậy, các công cụ phái sinh OTC vẫn chưa được đề cập.

Đối với tiền điện tử phải chịu ba loại giấy phép bao gồm giấy phép Loại 1 (kinh doanh chứng khoán), giấy phép Loại 7 (cung cấp dịch vụ giao dịch tự động) và giấy phép Loại 9 (cung cấp quản lý tài sản).

Theo quy định của chính phủ Hồng Kông, các công ty điều hành nền tảng giao dịch (sàn CEX), cung cấp dịch vụ giao dịch token phải nộp đơn lên Ủy Ban Chứng Khoán và Hợp Đồng Tương Lai Hồng Kông theo giấy phép Loại 1 và 7.

Sau khi được cấp phép, các doanh nghiệp có thể hoạt động, thực hiện báo cáo theo đúng quy định và chịu sự giám sát của chính phủ. Thông qua đó, SFC sẽ đưa ra lĩnh vực mà các nhà điều hành nên cải thiện kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

Số ít công ty tuân thủ quy định

Trong khi chính phủ Hồng Kông đã đưa ra nhiều chính sách về tài sản kỹ thuật số thì nhiều công ty hoạt động vẫn chưa tuân thủ đầy đủ.

Ủy ban đã cấp cho OSL Exchange giấy phép về giao dịch tài sản tiền điện tử đầu tiên vào cuối năm 2020, đến tháng 4/2022, công ty Hashkey cũng nhận giấy phép tương tự. Chỉ mới 2 công ty thực hiện đăng ký giấy phép và chưa có sàn CEX nổi tiếng nào khác.

Đối với các công ty được chấp thuận cho việc quản lý danh mục đầu tư tài sản tiền điện tử nhiều hơn, bao gồm Huobi Asset Management, Lion Global Asset Management, MaiCapital, Fore Elite Capital và hai công ty khác.

Thay đổi chính sách có thể mang lại đổi mới cho Hồng Kông?

Trong quý 1/2022, ông Xu Zhengyu, bộ trưởng dịch vụ tài chính và kho bạc Hồng Kông, ban hành một tài liệu nói rằng một hệ thống cấp phép mới sẽ được triển khai, yêu cầu các sàn giao dịch phải xin giấy phép từ SFC trước khi cung cấp dịch vụ tại Hồng Kông.

Hồng Kông có thể cạnh tranh với Singapore để trở thành trung tâm tiền điện tử ở châu Á? Thời gian sẽ trả lời cho tất cả.

Ông Chen Maobo, bộ trưởng tài chính Hồng Kông, nói rằng: “Chính phủ cùng với các cơ quan quản lý tài chính đang làm việc chăm chỉ để cung cấp một môi trường thuận tiện nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành tài sản kỹ thuật số ở Hồng Kông.”

>> Đọc thêm: Chính phủ Hồng Kông chào đón các công ty tiền điện tử và nhà đầu tư

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once