Một startup tại Miami cho phép khách hàng thế chấp bằng tiền điện tử để mua bất động sản

spot_imgspot_img

Trong một bước ngoặt mới về thế chấp bất động sản dựa trên tiền điện tử, khách hàng của Milo Credit, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Miami, có thể mua nhà mà không cần trả trước. Theo đó, khách hàng chỉ cần đặt tiền điện tử làm tài sản thế chấp.

Nói cách khác, thay vì mua nhà trực tiếp bằng tiền điện tử, khách hàng có nhu cầu vay có thể thế chấp với Milo Credit bằng cách cầm cố tài sản kỹ thuật số của họ. Điều này cho phép chủ sở hữu tiền điện tử có thể vay, đồng thời giữ giá trị bị khóa trong tài sản tiền điện tử đó và có thể tránh được bất kỳ loại thuế nào đối với khoản vay tiền mặt.

Số tiền điện tử cầm cố, sẽ được chuyển cho người giám sát, ít nhất phải bằng giá trị của tài sản (bất động sản) mà khách hàng muốn mua. Trong khi đó, người bán sẽ nhận được tiền bằng USD do Milo cung cấp.

Với lãi suất thường từ 3.95% đến 5.95%, gần bằng chi phí vay trung bình cho khoản thế chấp 30 năm truyền thống, người vay cũng có thể thanh toán hàng tháng bằng tiền điện tử hoặc tiền mặt. Milo đã cho vay tới 10 triệu USD để mua nhà, đưa ra thư chấp thuận trước đối với khoản thế chấp trị giá 340 triệu USD trong tháng trước.

Trở lại vào tháng 3, Milo đã huy động được 17 triệu USD trong vòng tài trợ Series-A, do công ty VC M13 dẫn đầu.

Rủi ro tăng cao

Tuy nhiên, theo John Kerschner, người đứng đầu bộ phận sản phẩm chứng khoán hóa của Hoa Kỳ cho Janus Henderson Investors, việc sử dụng một tài sản dễ bay hơi như tiền điện tử để tài trợ cho một giao dịch mua có giá trị lớn như này là một điều khá rủi ro.

Kerschner nói: “Một khoản thế chấp tiền điện tử có vẻ không hiệu quả với sự biến động. Mọi người nghĩ rằng Bitcoin “to the moon” nhưng không ai nghĩ rằng cuộc khủng hoảng tài chính hay COVID vẫn đang diễn ra. Không ai biết được điều gì sẽ xảy đến.”

Do đó, để bù đắp cho sự biến động lớn của tiền điện tử, người vay sẽ phải đưa thêm tiền điện tử hoặc tiền mặt nếu tỷ lệ tiền điện tử cho vay giảm xuống dưới 65%. Tuy nhiên, nếu con số đó giảm xuống dưới 30%, Milo sau đó sẽ thanh lý các khoản thế chấp tiền điện tử này và sau đó giữ chúng dưới dạng đô la Mỹ.

Thế chấp tiền điện tử

Mặc dù cung cấp các khoản cho vay mua nhà không mất tiền và chỉ sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp là một dịch vụ còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, các khoản thế chấp dựa trên tiền điện tử đã trở nên phổ biến trên khắp Hoa Kỳ trong năm qua.

Công ty thanh toán tiền điện tử BlockFi đã cung cấp các khoản vay thế chấp bằng tiền điện tử mà người vay có thể sử dụng để mua tài sản. Trong khi đó, Unchained Capital có trụ sở tại Austin, Texas cung cấp các khoản vay ba năm tương tự với lãi suất lên đến 14%. Khách hàng của Fannie Mae cũng có thể sử dụng tiền điện tử cho các khoản thanh toán trước của họ kể từ năm ngoái.

Các nhà môi giới bất động sản ngày càng cởi mở trong việc chấp nhận tiền điện tử làm thanh toán cho các bất động sản. Nhà môi giới lớn ở New York Magnum Real Estate Group đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho việc bán 3 cửa hàng tại 385 First Avenue ở Manhattan vào tháng 9 năm ngoái.

Trước đó, một căn hộ áp mái trị giá 22.5 triệu USD ở Miami đã được mua hoàn toàn bằng tiền điện tử. Điều này khiến nó trở thành bất động sản đắt nhất bằng tiền điện tử cho đến nay.

Theo BeInCrypto

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once