Các cơ quan quản lý châu Âu đã để ý đến Binance bởi token chứng khoán

spot_imgspot_img

Vừa qua, Binance đã cho ra mắt token chứng khoán. Các nhà quản lý châu Âu đang xem xét liệu Binance có tuân thủ đúng các quy tắc chứng khoán hay không. 

Tuần trước, Binance đã bắt đầu cung cấp token cổ phiếu. Nó có giá trị tương đương với cổ phiếu góp vốn sở hữu của một công ty.

Binance bắt đầu với việc ra mắt token cổ phiếu với Tesla. Và hiện tại, Binance cũng đang cung cấp token cổ phiếu cho sàn giao dịch tiền điện tử đối thủ Coinbase.

Các token luôn có sẵn cho người dùng bên ngoài khu vực Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các nhà quản lý châu Âu hiện đang xem xét kỹ lưỡng Binance. Liệu dịch vụ mới này có tuân thủ đúng các quy định về chứng khoán hay không.

Quan điểm của cơ quan quản lý châu Âu

Các cơ quan quản lý tài chính ở Châu Âu đang cố gắng xác định tính minh bạch của các token. Đồng thời cũng xem xét về mức độ tuân thủ quy định của công ty. 

Cơ quan kiểm soát tài chính của Anh (FCA) đã thông báo rằng. Đây là việc phải làm để “để hiểu được sản phẩm, các quy định có thể áp dụng cho nó. Đồng thời hiểu được cách làm thế nào để công ty bán được nó trên thị trường.”

Tuy nhiên, FCA cũng chỉ ra rằng cuối cùng trách nhiệm cũng sẽ thuộc về các công ty. Họ phải xác định xem sản phẩm của họ có nằm trong tầm ngắm của cơ quan quản lý hay không.

Trong khi đó, cơ quan quản lý của Đức BaFin từ chối bình luận cụ thể về trường hợp của Binance. Chỉ đưa ra lý do vì “nghĩa vụ bảo mật”.

Tuy nhiên, họ đã nói rằng họ coi những token như vậy là chứng khoán. “token có thể được chuyển nhượng, có thể được giao dịch tại một sàn giao dịch tiền điện tử. Hay được trang bị các quyền kinh tế như cổ tức hoặc thanh toán tiền mặt.”

Do đó, họ khẳng định rằng bởi các dịch vụ bảo mật. Các công ty bắt buộc phải công bố bản cáo bạch (prospectus).

Bản cáo bạch có hay không? Binance nói không

Theo Binance, một bản cáo bạch là không cần thiết. Bởi các token không thể chuyển nhượng cho khách hàng của các sàn giao dịch khác.

Ngoài ra, người dùng thường thanh toán các token bằng stablecoin (BUSD) của chính Binance, thay vì tiền mặt. Ngoài ra, khác với những quyền mà người nắm giữ vốn (cổ đông) được nhận. Các token không được dùng để trao quyền biểu quyết.

Binance giải thích:

“Hiện tại người dùng chỉ mua và bán các token từ CM-Equity AG và đến cũng CM-Equity AG. Không yêu cầu về bản cáo bạch,”

Nó duy trì quan điểm rằng các token chứng khoán là một sản phẩm CM-Equity. Chúng đã tuân thủ các quy tắc thị trường Mifid II của EU và các quy định ngân hàng của BaFin.

Trong thỏa thuận dịch vụ token chứng khoán và các tài liệu rủi ro chính. Binance nhấn mạnh về việc CM-Equity chịu trách nhiệm xử lý các dịch vụ tài chính.

Chúng bao gồm quyền lưu ký các cổ phiếu đã mua. Kiểm tra tính tuân thủ và know-your-customer (KYC, tạm dịch: khách hàng của bạn). Nhóm đầu tư có trụ sở tại Munich tuyên bố các token hoạt động như một chứng chỉ cho một sự hoán đổi hoàn vốn.

Tuy nhiên, một số luật sư cảm thấy tình trạng pháp lý xung quanh các token là một khu vực màu xám. Họ nói rằng Binance không nói rõ liệu token chứng khoán là chứng khoán hay phái sinh. 

Thomas Tüllmann là một đối tác của công ty luật Eversheds Sutherland có trụ sở tại Hamburg. Ông cho biết: “Tổng hợp các thông tin từ Binance, nó chỉ đơn giản là không nhất quán”.

“Nếu tôi là BaFin, tôi sẽ viết thư ngay lập tức cho họ và hỏi bản cáo bạch ở đâu.”

Theo BeInCrypto

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once