Vấn đề lớn của NFTs: Bản quyền tác giả bị đánh cắp bởi kẻ nhanh tay?

spot_imgspot_img

Về vấn đề kỹ thuật, NFTs có thể phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền tác giả. Nhưng nói riêng về quyền tác giả, thì sẽ ra sao nếu ai đó tạo NFT cho tác phẩm mà họ “ăn cắp”?. Trong khi chính người tạo ra tác phẩm đó chậm tay hoặc không hề biết gì về công nghệ Blockchain.

NFTs sẽ lý tưởng trong một điều kiện lý tưởng

Ví dụ, bạn là tác giả của bức tranh số ấn tượng có giá trị cao. Bạn tạo NFT cho chính bức tranh số đó. Và đem nó để bán trên OpenSea hoặc Rarible. Khi bạn giao dịch thành công, bạn không chỉ nhận được tiền từ việc bán quyền sở hữu được xác nhận bởi blockchain. Mà còn nhận được thêm một phần tiền nhỏ mỗi khi tác phẩm đó được mua đi bán lại trên các sàn. Một nguồn thu thụ động thật lý tưởng đúng không.

Nghĩa là, NFTs sẽ là giải pháp lý tưởng để bảo hộ bản quyền tác giả và kiếm tiền thụ động trên bản quyền tác giả đó khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Người tạo NFT phải là tác giả (cha đẻ) của tác phẩm.
  2. Tác phẩm phải là sự sáng tạo riêng của tác giả, không phải sao chép ý tưởng của một ai khác, không phải “số hóa” thành quả của người khác.
  3. NFT đó được giao dịch thành công trên sàn.

Nếu không, có thể người tạo NFT với chất xám của người khác sẽ gặp phải những vấn đề pháp lý rất truyền thống như sau.

NFTs sẽ vấn yếu thế trong cuộc chiến pháp lý khi có tranh chấp

Dù rằng, lý tưởng của NFTs là muốn xác nhận việc sở hữu một thứ độc nhất. Nhưng vì cơ chế xác nhận sở hữu này nó tồn tại song song với cơ chế truyền thống vốn xác nhận bằng giấy tờ. Nên nếu như có xảy ra tranh chấp, thì cách giải quyết vẫn phải trở về cách truyền thống. Đó là luật sư và giấy xác nhận/ủy quyền.

Nếu bạn muốn tạo một NFT của một tác phẩm nghệ thuật không phải của riêng bạn, bạn cần phải đi đến nguồn để được phép. ‎James Tarmy (Bloomberg)

Theo NFT License, có sự phân biệt rất rõ ràng giữa hai khái niệm License (sự cấp phép) và Ownership (chủ sở hữu). Cha đẻ của chính tác phẩm sẽ là Ownership – điều đó mãi mãi không bao giờ thay đổi. Còn khi bạn mua bán NFTs chẳng qua bạn đang có License. License này bao gồm quyền sở hữu, sử dụng, thương mại. Thực ra mà nói, vấn đề này không hề mới. Nhất là trong nhiếp ảnh, một bức ảnh in của người chụp gốc có giá trị rất nhiều lần so với các JPG hoặc các áp phích có in bức ảnh đó.

Tại Mỹ, cách hợp pháp để bạn tạo NFT với tác phẩm của người khác. Là bạn cần sở hữu bản quyền chuyển nhượng bằng văn bản. Quyền này được quy định trong Bộ luật Hoa Kỳ § 204 – Thực hiện chuyển giao quyền sở hữu bản quyền. Công ty luật Morgan Lewis

Thế nên, nếu bạn tạo NFT từ tác phẩm của người khác mà bán nó thành công. Bạn hẳn sẽ phải đối mặt với vấn đề pháp lý và chịu hệ quả. Tốt nhất, đừng nên có ý định đó.

Các sàn NFT nên có tính năng bảo về quyền “cha đẻ”

Điều này không khó làm. Một nút “report” khi ai đó nghi ngờ về bản quyền tác giả của chính tác phẩm NFTs. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần một sự liên kết giữa các sàn NFTs và cục bản quyền.

Tuy nhiên, hiện tại nhiều startup sàn NFTs mọc lên nhưng là một trend tài chính. Hơn là một sứ mệnh bảo hộ quyền tác giả.

Theo BeInCrypto

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once