Token Allocation – Dự án phân chia token như thế nào?
Trước khi đầu tư vào một token, Token Allocation sẽ giúp chúng ta biết được tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm Stakeholder (nhóm có liên quan) có hợp lý hay chưa, cũng như sự tác động của chúng đến tổng quan dự án.
1. TEAM
Đây là phần token dành cho đội ngũ phát triển dự án. Trong đây sẽ bao gồm lượng token của những thành viên đóng góp giá trị cho dự án như founder, developer, marketer, advisor,… Con số lý tưởng nhất thường là khoảng 20% tổng cung.
Nếu tỷ lệ này quá thấp, đội ngũ dự án sẽ không có động lực để phát triển dự án lâu dài.
Nếu tỷ lệ này quá cao, cộng đồng sẽ không có động lực hold token của dự án đó, vì token đang bị chi phối quá nhiều bởi một thực thể. Điều này gây ra một số vấn đề như tập trung quyền lực, khả năng bị làm giá cao.
2. FOUNDATION RESERVE
Reserve là khoản dự trữ của dự án để phát triển sản phẩm hoặc các tính năng cho tương lai. Đây là khoản token không có quy định số lượng cụ thể, thông thường nó sẽ chiếm từ 20-40% tổng cung.
3. LIQUIDITY MINING
Liquidity Mining là Allocation xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau khi các dự án DeFi phát triển mạnh mẽ từ hồi tháng 9/2020 cho đến nay. Liquidity Mining chính là khoản token được mint ra như phần thưởng cho những người dùng cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi.
4. SEED/ PRIVATE/ PUBLIC SALE
Đây là số lượng token dành cho các đợt mở bán huy động vốn để phát triển sản phẩm. Thông thường dự án sẽ có ba đợt mở bán là Seed sale, Private sale và Public sale (chi tiết trong mục Token Sale).
5. AIRDROP/ RETROACTIVE
Để dự án thu hút được người dùng ban đầu, họ thường sẽ airdrop cho người dùng một phần rất nhỏ token allocation của dự án. Thông thường sẽ chiếm khoảng 1-2% tổng cung.
Khoảng năm 2019 trở về trước, để nhận được Airdrop, người dùng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản như Like, Follow, Retweet các post trên trang Twitter của họ.
Tuy nhiên từ năm 2020, các điều kiện để nhận Airdrop khó hơn khá nhiều, yêu cầu người dùng phải “skin in the game”, sử dụng sản phẩm để có thể nhận Airdrop hay Retroactive. Một số Retroactive điển hình có thể kể đến như Uniswap (UNI), 1Inch Network (1INCH),…
6. OTHER ALLOCATION
Tùy theo mỗi dự án mà họ sẽ có một phần Allocation dành cho một trường hợp cụ thể, đó có thể là Marketing, Strategic Partnership,… Thông thường Allocation tỷ trọng nhỏ và có thể bao gồm trong Foundation Reserve.
Điểm khác biệt qua hai chu kỳ:
• 2017-2018: Public Sale chiếm hơn 50%, Insider chiếm ít.
Ví dụ: ADA, ETH, XTZ, ATOM,…
• 2019 trở đi: Public Sale chiếm từ 20 – 30%, Insider chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Ví dụ: NEAR, AVAX, SOL,…
Trong đó:
• Public Sale là lượng token được mở bán cho cộng đồng.
• Insider bao gồm đội ngũ phát triển, các quỹ đầu tư,… Điều này có thể giải thích vì trước đây, token của các dự án không được ứng dụng nhiều trong hệ sinh thái và họ cần có nguồn vốn để có thể phát triển dự án. Còn ở thời điểm hiện tại, thị trường đã có sự xuất hiện của quỹ đầu tư lớn và token được ứng dụng nhiều trong nền tảng. Chính vì thế Insider và Foundation sẽ chiếm lượng lớn token có trên thị trường.