Tiền tệ vào năm 2030: Một tương lai nơi tài chính phi tập trung(DeFi) và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương(CBDC) có thể làm việc cùng nhau

spot_imgspot_img
  • Cùng tồn tại với các lợi ích chung, tài chính phi tập trung và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương cùng hướng tới mục tiêu sẽ làm cho tiền tệ phổ biến trên toàn thế giới.

  •  Tài chính phi tập trung (DeFi) đang thay đổi cách mọi người trên toàn thế giới nghĩ về tiền nhanh hơn bất kỳ cuộc cách mạng tài chính nào trước đây. Các ngân hàng, đã độc quyền cách chúng ta tiếp cận tiền từ thời cổ đại, cuối cùng cũng nhận thấy vị thế của họ bị thách thức. Giờ đây, DeFi đang bắt đầu cung cấp một giải pháp thay thế có thể thay đổi cục diện kinh tế và dân chủ hóa khả năng tiếp cận tài chính.

Sự chuyển dịch mạnh mẽ đưa quyền kiểm soát khỏi các chính phủ và ngân hàng và hướng tới những người dùng lẽ ra đã diễn ra từ rất lâu, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi DeFi đã nổi lên như một công cụ để chuyển tiền và các khoản vay nhỏ. Tài chính toàn diện là một lợi thế đáng kể khác mà DeFi có thể mang lại, đặc biệt khi 1,7 tỷ người trưởng thành vẫn không có tài khoản ngân hàng.

 

Sự phát triển trong quy mô của DeFi rất đáng kinh ngạc. Bằng cách lấy cơ sở từ tài chính truyền thống và biến chúng thành các giao thức minh bạch thông qua các hợp đồng thông minh, DeFi cung cấp một hệ sinh thái khó mà tin được khi cung cấp bất kỳ thứ gì từ bảo hiểm đến các khoản vay đến tài khoản tiết kiệm. Sự hấp dẫn đối với DeFi là điều hiển nhiên, với tổng giá trị tài sản nắm giữ trong các sản phẩm tài chính của DeFi lên tới gần 175 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, với sự gia tăng của DeFi và các chính phủ và ngân hàng không muốn mất quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ, họ đang chuyển sự ưu tiên sang việc tự phát hành tiền kỹ thuật số. Các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) được xem như một cách duy trì quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ trong khi mang lại cho người dùng các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn. Nếu chúng ta tiến nhanh đến năm 2030, chúng ta có thể mong đợi thấy những yếu tố nào của phân quyền trong cuộc sống hàng ngày của mình?

DeFi trong tương lai

 

Trong khi DeFi đóng vai trò quan trọng vào năm 2030, thì CBDC cũng vậy, đã trở thành công cụ mặc định cho các ngân hàng trên toàn thế giới. Trung Quốc đang dẫn đầu nối tiếp các thành công của những lần thử nghiệm trước đó. Tuy nhiên, họ nghiêng về sự kiểm soát, giám sát và kiểm duyệt của nhà nước nhiều hơn. Do đó, DeFi đã trở thành cách thức cơ bản mà những cá nhân coi trọng sự tự do lựa chọn để quản lý tài chính và hiện trở thành nền tảng cho hệ thống tài chính thế giới. Và nhờ vào sự nổi trội của DeFi, chúng ta đã không còn sử dụng tài khoản ngân hàng, cho phép chúng ta truy cập và sử dụng tiền của mình ở bất kỳ đâu vào bất kỳ thời điểm nào và có thể vay khi có nhu cầu.

 

Mục tiêu của tiền điện tử là làm cho tiền phổ biến trên toàn thế giới cũng có nghĩa là các giao thức DeFi cơ bản cung cấp tính thanh khoản trong việc trao đổi, vay và cho vay. Và bất chấp sự phức tạp của DeFi, nhóm người dùng trực tiếp cũng không thật sự nhân thức họ đang tương tác trực tiếp với các nguồn thanh khoản toàn cầu này vì sự riêng tư hoàn toàn được đảm bảo trên tất cả DeFi và chi tiêu.

 

Trên hết, chúng ta giao dịch tất cả các khoản thanh toán quốc tế trên lớp hai của zero-knowledge proof rollups (zk-Rollups), một giải pháp mở rộng quy mô hàng trăm gói giao dịch ngoài chuỗi thành một hợp đồng thông minh Ethereum, do đó giúp giảm tắc nghẽn trên blockchain. Một bằng chứng mật mã, được gọi là SNARK, được tạo ra, đảm bảo bằng chứng hợp lệ và được đăng trên lớp một. Cung cấp các lựa chọn thay thế miễn phí và mở cho tiền chính phủ, Bitcoin (BTC), Ether (ETH) và các loại stablecoin chưa được cấp phép khác được sử dụng và trao đổi ngay lập tức cho bất kỳ đồng pháp định nào.

Vượt qua những thách thức của DeFi

Con đường mà DeFi đang đi chắc chắn sẽ mang lại một tương lai hợp lý cho nó. Tuy nhiên, cuối cùng, để DeFi đạt được điều mà nhiều người có thể coi là một tương lai không tưởng, trước tiên DeFi cần phải vượt qua một số rào cản.

 

Một lĩnh vực cần xem xét đó là các rào cản cho việc sử dụng rộng rãi. Ví dụ, tính dễ xâm phạm của các hợp đồng thông minh, sự không thể lường trước của thị trường DeFi, các vấn đề về quy định và khả năng tiếp cận các công nghệ mới nổi.

 

Các vấn đề khác xoay quanh việc cấu hình quá phức tạp đối với các thương nhân hoặc nhà đầu tư bình thường. Và sự kém hiệu quả của blockchain là một vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng và chi phí giao dịch trên các giao thức Lớp 1 trên blockchain. Trong khi các giải pháp thay thế cho đến nay đã bị tổn hại về bảo mật, các giải pháp công nghệ giai đoạn đầu đang dần cải tiến. Ví dụ, mật mã chống ZK hoặc các giải pháp hai lớp, đưa nhiều giao dịch hơn vào ứng dụng và do đó giảm chi phí.

 

Tất nhiên, một trong các thách thức không thể thiếu của DeFi là những người phản đối. Ví dụ, Dan Berkovitz, Ủy viên của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa (CFTC) cho rằng DeFi là một “ý tưởng tồi”. Và Tom Mutton, giám đốc công nghệ tài chính của Ngân hàng Trung ương Anh, đã nói rằng bất kỳ CBDC nào sẽ “hiệu quả hơn mười lần trên mỗi giao dịch” so với Bitcoin. Tuy nhiên, người ta phải đặt câu hỏi liệu ông có nhận ra rằng zk-Rollups đã hiệu quả hơn 1.000 lần so với Bitcoin hay không?

 

DeFi đang làm gì để vượt qua những rào cản này?

 

Cần thiết phải có hoạt động tuyên truyền giáo dục. Quỹ Giáo dục DeFi là một ví dụ về một tổ chức đang cố gắng giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ về lợi ích của hệ sinh thái DeFi và giúp DeFi đạt được tiêu chuẩn pháp lý. Nâng cao kiến ​​thức về DeFi được thực hiện qua việc tài trợ cho những ứng viên làm việc nghiên cứu DeFi và vận động chính sách trong nghiên cứu pháp lý và thực tiễn DeFi và nhiều hình thức khác. Với sự hiểu biết ngày càng cao về DeFi, việc sử dụng chính thống sẽ dễ dàng hơn khi càng có nhiều người dùng mới.

 

Một cách khác để mở rộng số lượng người dùng là cải thiện trải nghiệm sử dụng. Điều này đã được thể hiện với các giao thức lớp hai, tạo lập ví và cơ sở hạ tầng hỗ trợ DeFi. Và bằng cách làm như vậy có thể loại bỏ chi phí và cung cấp cho người dùng cách phục hồi dữ liệu bị mất tốt hơn đồng thời làm cho cấu hình bớt phức tạp hơn.

 

Tuy nhiên, về lâu dài, sự minh bạch về quy định sẽ mang lại niềm tin cho các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư truyền thống như ngân hàng, đồng thời cho phép người dùng truy cập DeFi với các ứng dụng hiện có. Điều tuyệt vời là nhiều khách hàng thậm chí sẽ không biết rằng họ đang tương tác với một blockchain vì tất cả các tương tác phức tạp sẽ bị ẩn. Chính sự hợp tác giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung có thể thúc đẩy DeFi mở rộng hơn và trở nên chính thống.

Hành động ngay bây giờ

Rõ ràng DeFi ở đây để tồn tại và có thể trở thành cốt lõi của tài chính vào năm 2030. Tuy nhiên, để điều đó xảy ra, cần phải cần thực hiện nhiều điều hơn nữa.

Hiện tại, sự phát triển ngày càng tăng của các CBDC vừa là mối đe dọa vừa là cơ hội cho DeFi khi nhiều quốc gia thử nghiệm và các chính phủ bắt đầu áp dụng chúng. Tuy nhiên, chỉ vì CBDC đang tăng tốc không có nghĩa là DeFi cũng không thể tìm thấy vị trí của mình trong tương lai.

 

Tuy nhiên, nếu mọi người muốn kiểm soát tiền của chính họ và biết nó đến từ đâu trong khi cấp cho các quốc gia đang phát triển quyền truy cập vào ngân hàng, thì DeFi chính là nơi mà tương lai đang hướng tới. Các yếu tố cốt lõi của cơ sở hạ tầng DeFi, chẳng hạn như sàn giao dịch phi tập trung (DEX), giao thức vay và cho vay, trình tổng hợp trao đổi tự động tìm giá tốt và các cầu nối xuyên chuỗi, cũng sẽ được CBDC cần trong tương lai nếu các đồng tiền pháp định này muốn có thể tương tác với nhau và được sử dụng hoàn toàn như 1 loại tiền tệ kỹ thuật số.

 

Do đó, DeFi đang đóng vai trò như một phép thử mới , cho phép các vấn đề cơ sở hạ tầng khác nhau được kiểm tra với tốc độ nhanh và đảm bảo cơ sở hạ tầng chính xác theo yêu cầu của các CBDC sẽ sẵn có khi chúng được sử dụng trên khắp thế giới. Các CBDC thích ứng để tận dụng sự đổi mới nhanh chóng trong các blockchain công cộng và DeFi sẽ được hưởng lợi thông qua kết nối với các nhóm thanh khoản lớn, cho phép người dùng, chẳng hạn như trao đổi giữa đồng euro kỹ thuật số với Ethereum hoặc sử dụng cơ sở hạ tầng DeFi để kiếm lợi nhuận trên đồng pound kỹ thuật số.

 

Các CBDC chọn ngắt kết nối khỏi DeFi sẽ thua các stablecoin tư nhân – một trong những mục phát triển nhanh nhất của ngành tiền điện tử. Nhưng chúng ta không cần phải vội vàng biến điều này thành hiện thực ngay lập tức. Có rất nhiều rào cản mà DeFi cần phải vượt qua trước khi chúng được sử dụng chính thống xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once