Tiền điện tử như là 1 phương tiện tự nhiên để làm từ thiện

spot_imgspot_img

Một bài nghiên cứu theo dõi 20 địa chỉ từ thiện quyên góp Ethereum và khoảng 100.000 hồ sơ giao dịch để khám phá mô hình của các tổ chức từ thiện, quyên góp dựa trên blockchain. Có 4 mô hình chính bao gồm: lan truyền, dựa trên khuyến khích, tự động và tự phát. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiệu quả và tốc độ của tiền điện tử trong hoạt động từ thiện nhé.

Hồ sơ 100.000 giao dịch trên Ethereum tiết lộ cách thức quyên góp từ thiện

Tiền điện tử đòi hỏi cá nhân có chủ quyền và cả sự đồng thuận từ cộng đồng, đó là sự nghịch lý tương tự hai mặt của một đồng xu. Đồng thời, trong khi những thứ như ngân hàng tự phục vụ và tự lưu ký thường là trung tâm của cuộc trò chuyện, thì các hình thức hợp tác phong phú mà thế giới tiền điện tử mang lại cũng được đón nhận không kém.

Gần đây tiền điện tử trở thành phương tiện làm từ thiện, bởi nó giảm bớt các bước trung gian, giới hạn và lợi nhuận có thể hạn chế các khoản đóng góp. Hơn nữa là nó được chuyển ngay lập tức, được ẩn danh hai bên và giao dịch được công bố trên blockchain công khai để mọi người có thể đối chiếu.

Khi bạn chú ý sẽ thấy bốn mô hình hoạt động chính bao gồm lan truyền, dựa trên khuyến khích, tự động và tự phát. Chúng ta hãy xem xét một số ví dụ dưới đây.

Những hành động điển hình

Vào năm 2021, khi làn sóng Covid càng quét Ấn Độ thì một sáng kiến đến từ ông Sandeep Nailwal, đồng sáng lập Polygon kêu gọi thực hiện các bước hỗ trợ nhân đạo bằng tiền điện tử.

Sau đó hàng trăm khoản quyên góp đã đổ về địa chỉ của ông và cuối cùng lên đến 1.200 người đóng góp. Tính đến hiện nay, có rất nhiều khoản trong tập dữ liệu với số tiền lên đến 1,5 tỷ USD.

Một khoảng đóng góp nổi tiếng khác là 50 nghìn tỷ SHIB token của Vitalik Buterin, trị giá gần 1 tỷ USD vào thời điểm đó đã được gửi để cứu trợ Covid ở Ấn Độ. Đây hiện là khoảng quyên góp từ thiện cá nhân lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử.

Gần đây khi cuộc chiến giữa Nga – Ukraine bùng nổ, hàng triệu người dân Ukraine phải di dời và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số thành viên cộng đồng Ethereum kết hợp ban nhạc Pussy Riot để thành lập UkraineDAO mở quyên góp, chỉ trong vài tuần, quỹ này nhận được hơn 10 triệu USD với hơn 1.000 lượt quyên góp. Đây chỉ là một ví của UkraineDAO, còn rất nhiều hoạt động quyên góp khác và số tiền ước tính là hơn 100 triệu USD.

Một NFT hình lá cờ Ukraine được bán với giá 2.258 ETH, số tiền quyên góp được từ hơn 3.000 khoản quyên góp nhỏ với sự cộng tác của PartyBid.

Nhìn chung trên các địa chỉ ví công khai này, số tiền quyên góp trong vài năm qua có thể lên đến 2 tỷ USD, chỉ tính riêng trong mạng lưới Ethereum. 

Hơn 100.000 hồ sơ quyên góp đã có hơn 75% chuyển đến các ví chính thức của Ukraine. Nhiều sàn giao dịch hỗ trợ cho hình thức quyên góp này như Uniswap, Coinbase,…

Mô hình và nguyên tắc

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy tầm ảnh hưởng của các cá voi khổng lồ, khi khoảng các khoản quyên góp cá nhân dưới 1.000 đô la, cộng lại chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị của các khoản quyên góp tiền điện tử, trong khi 100 khoản quyên góp hàng đầu đã chiếm hơn 95%. Mô hình nãy khá phổ biến kể cả các hệ thống kinh tế xã hội.

Khoảng 90% địa chỉ ví quyên góp vài lần, nhưng cũng có vài ví quyên góp đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Dưới đây là những người thường xuyên tài trợ:

  • Art Blocks thực hiện 1.508 lần chuyển tiền sang GiveDirectly và GiveWell
  • Colorglyphs đã quyên góp 480 đồng tiền cho EFF thông qua mint
  • Autoglyphs đã thực hiện 384 lần quyên góp cho 350.org

Tiền điện tử tạo điều kiện cho các khoản quyên góp có thể lập trình vì nó được tích hợp vào blockchain. Các dự án như Art Blocks và Colorglyphs có thể tự động xử lý vị trí của tiền bản quyền mint ban đầu và khi giao dịch diễn ra, một hợp đồng thông minh sẽ chuyển tiền bản quyền này cho người nhận từ thiện theo mã có sẵn từ trước. 

Một điều đáng quan tâm là làm sao chúng ta có thể mở rộng phạm vi trao tặng, tức chuyển tiền từ nhiều người đến nhận tiền từ nhiều người? Gitcoin đang thực hiện một cơ chế quyên góp mà khi các nhà tài trợ đóng góp cho các dự án yêu thích của họ, họ sẽ được thưởng số tiền tương ứng như một loại "phiếu bầu". Đây là cách Gitcoin phân phối hàng triệu USD cho các dự án.

Đây là vòng gây quỹ thứ 13 của Gitcoin, hơn 4,6 triệu USD sẽ được phân bổ cho hàng hóa công cộng, trong đó 3,2 triệu USD sẽ đến từ một nhóm đối sánh toàn diện và 1,45 triệu USD sẽ đến từ các khoản đóng góp của cộng đồng.

Tệp dữ liệu được phân tích ở đây hợp nhất vào các khoản đóng góp của một ví Gitcoin duy nhất. Chúng ta có thể chia các đầu vào này thành các khoản quyên góp Gitcoin tương ứng, từ đó có thể suy ra khoản tài trợ tương ứng thông qua API của Etherscan. Ví dụ: Một người đã tài trợ cho 451 dự án gây quỹ của GitCoin trong một giao dịch duy nhất, tài trợ trung bình 2,85 DAI cho mỗi dự án. Dưới đây sẽ là 50 khoản quyên góp hàng đầu, các chấm màu xanh lá cây biểu thị cho các nhà tại trợ và các dấu chấm mở là các dự án được quyên góp.

Một số dự án như Rotki và ether.js đã nhận được nhiều khoản đóng góp nhiều hơn bình thường. Phạm vi quyên góp ngày càng mở rộng, do cơ chế bình chọn được khuyến khích nên mọi người sẵn sàng ủng hộ và vì thế các dự án cũng được quan tâm hơn. 

Tổng kết

Chúng ta vừa điểm qua một số mô hình ở trên, những chiến lược này có thể tập trung vào bốn mô hình hợp tác quyên góp tiền điện tử như sau:

Virus: Các sự kiện lớn trong 1-2 năm trở lại đây chẳng hạn như Covid và chiến tranh Ukraine thúc đẩy việc quyên góp từ cộng đồng và nhiều dự án thu hút nhiều sự chú ý bằng NFT. Mọi người cần có cái nhìn của bản thân về tính minh bạch và bao nhiêu người đang tham gia. 

Sự khuyến khích: Các khoản đóng góp có thể đến từ các mối quan hệ hợp tác, chẳng hạn như việc Gitcoin sử dụng nguồn vốn bậc hai để khuyến khích hỗ trợ cho nhiều dự án, bằng cách thưởng cho các dự án nhận được nhiều quyên góp hơn.

Tự động: Các ví của tổ chức từ thiện thể hiện công khai, từ đó các hợp đồng thông minh có thể được lập trình để tự động chuyển vào đó. Colorglyphs và Autoglyphs và Art Blocks đã làm điều này trên nhiều dự án. Đây được xem như hình thức tự động hóa khi sự hợp tác trở nên ngày càng đơn giản.

Tự phát: Có những trào lưu ủng hộ đại diện cho hoạt động từ thiện truyền thống, mong muốn trao lại quyền tự phát hoặc phản hồi về thông tin trên trang web của tổ chức từ thiện. Khi các tổ chức từ thiện chấp nhận đóng góp tiền điện tử, ranh giới giữa hai bên được thu hẹp lại. Nếu bạn muốn tránh tiết lộ danh tính của mình, bạn có thể gửi trực tiếp từ một sàn giao dịch hoặc từ một ví không có kết nối với các ví khác của bạn.

Đây chỉ là một tệp dữ liệu hữu hạn, một lý do có thể khiến dữ liệu bị hạn chế là từ các dịch vụ từ thiện như Giving Block giúp các nhà tài trợ ẩn danh. Mặc dù dữ liệu ghi nhận bị hạn chế, nhưng con số 2 tỷ USD dành cho các tổ chức từ thiện quả thật rất ấn tưởng. Dù cho cá voi chiếm tỷ lệ lớn nhưng những khoảng đóng góp nhỏ nhất cũng trở thành phần quà cho những người cần giúp đỡ.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once