Spartan Capital là gì? Xu hướng đầu tư của Spartan Capital trong 2021

spot_imgspot_img

Spartan Capital là gì?

Spartan Group là một Advisory Firm & Crypto fund, Spartan Group có 2 bộ phận chính là Spartan Advisory và Spartan Capital.

  • Spartan Advisory là công ty tư vấn tài chính chuyên về blockchain, các dịch mà họ cung cấp bao gồm: dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp, gây quỹ, M&A, chiến lược và phát triển doanh nghiệp, cấu trúc công ty, quan hệ đối tác, chiến lược thâm nhập thị trường. Dưới đây là các khách hàng của Spartan Advisory.
  • Spartan Capital là một Crypto Venture chủ yếu đầu tư vào thị trường sơ cấp và thứ cấp trong lĩnh vực Crypto. Đội ngũ của họ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu đầu tư và quản lý vốn cho các công ty hàng đầu như Goldman Sachs và Indus Capital (một quỹ đầu cơ đang quản lý $6.5B).

Trong khuôn khuôn khổ của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đội ngũ và Portfolio của Spartan Capital mà không đề cập quá nhiều đến Spartan Advisory.

Team

Một số thành viên nổi bật ở Spartan Capital:

  • Casper Johansen: Founder của The Spartan Group. Ngoài ra, anh ấy cũng là một doanh nhân, chủ ngân hàng đầu tư, giám đốc điều hành công ty, nhà đầu tư mạo hiểm.
  • Jason Choi: Head of Research của Spartan Capital. Ngoài ra, anh ấy cũng là Founder của Blockcrunch Podcast. Trước khi dấn thân vào lĩnh vực Crypto thì anh ấy là một nhà đầu mạo hiểm trên thị trường tài chính truyền thống, và có kinh nghiệm làm việc tại quỹ đầu tư và công ty có tên tuổi như: Contrary Capital, Deloitte. Tuy nhiên, Jason đã chính thức rời Spar

Spartan Capital Portfolio

Dưới đây là tổng quan Portfolio của Spartan.

Tổng quan về Portfolio của Spartan

Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng Sector:

Infrastructure

Mục này bao gồm các dự án được xem như nền tảng của DeFi, ví dụ: Layer 1, Layer 2, Oracle,…

Band Oracle: Một trong những Oracle đầu tiên của Crypto, với số lượng khách hàng sử dụng luôn trong top 5 so với những dự án còn lại.

Số lượng đối tác của các dự án Oracle

Secret Network: Một Blockchain nằm trong hệ sinh thái Cosmos với đặc tính bảo mật giao dịch.

Polkadot: Blockchain đa chuỗi, cho phép các chuỗi nhỏ hơn (Parachain) kết nối với nhau. Model này tương tự Internet of Blockchain của Cosmos.

Asset Managerment

Alpha Finance Lab: Một cross-chain Defi platform, dự án tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ về tài chính phục vụ người dùng trên các blockchain khác nhau, bắt đầu với Binance Smart Chain (BSC) và Ethereum.

Tranchess: Dự án quản lý tài sản thông qua 3 cách token hóa khác nhau. Đây là dự án mảng Asset Management khá nổi trên Binance Smart Chain.

DEX

Pendle: Pendle là AMM nhưng không dùng để giao dịch các tài sản thông thường, mà là lợi nhuận (Yield) trong tương lai được token hóa.

Apwine: Tương tự Pendle, người dùng có thể khóa tài sản lại, tạo ra các khoản lãi được mã hóa dưới dạng hợp đồng tương lai, cho phép người dùng DeFi giao dịch “lợi nhuận” này.

HaloDAO: AMM tương tự Curve, nhưng không chỉ tập trung vào Stablecoin, mà còn hỗ trợ mint Stablecoin từ tiền tệ bên ngoài.

Derivatives

Synthetix: Dự án tiên phong trong việc tạo ra tài sản tổng hợp (Synthetic) của Crypto.

dydx: Sàn giao dịch phái sinh có doanh thu lớn nhất hiện nay.

Aggregator

Các dự án trong mục này nghĩa là được tích hợp nhiều tính năng, hoặc DEX tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn.

Zapper: Zapper là một dự án làm theo kiểu all-in-one, cho phép người dùng tương tác với nhiều Protocol phổ biến như Swap, Lending, Saving,… trong một giao diện.

1inch: Một trong những DEX Aggregator đầu tiên của Crypto.

NFT/Gaming

Merit Circle: Dự án làm về mảng Gaming Guild, không chỉ hỗ trợ người chơi bằng các suất học bổng, mà còn kết nối họ lại với nhau, tạo thành cộng đồng lớn mạnh.

Lending

Alchemix: Dự án nổi bật với tính năng vay mượn không bị thanh lý nhờ vào cơ chế tự dùng lãi suất trả vào nợ.

Beta Finance: Beta Finance là IDO đầu tiên của Alpha Launchpad, thuộc hệ sinh thái của Alpha Finance. Dự án giúp ngoài việc giúp người dùng vay mượn, còn hỗ trợ tính năng short tài sản.

MakerDAO: Một trong những dự án lớn đầu tiên thuộc mảng Lending, hay nói cách khác là nguồn cảm hứng cho rất nhiều dự án làm về Debt Protocol sau này.

Other

Horizon Finance: Protocol cho phép tất cả những người tham gia Defi quản lý APY / mức lãi suất của họ. Mục tiêu của dự án là xây dựng một nền tảng giao dịch lãi suất cho Defi.

BitDAO: Dự án là một cộng đồng được lập ra với mong muốn hỗ trợ những dự án mới.

Các hệ sinh thái trong Portfolio của Spartan Capital

Cũng như các quỹ, Spartan cũng đầu tư chủ yếu vào Ethereum là chính. Bên cạnh đó, họ cũng dành mối quan tâm với những Blockchain khác, và đều thuộc hệ sinh thái của Internet of Blockchain như Polkadot hoặc Acala; hay những chain nhỏ hơn trong Cosmos, đó là Secret Network, Persistence.

Spartan cũng là một quỹ có tầm nhìn tốt, khi họ cũng chọn một dự án Layer 2 khá tiềm năng của Ethereum, đó là Arbitrum. khác với lối xây dựng Portfolio Layer 1 nói trên, Spartan chỉ chọn đúng một dự án Arbitrum cho thấy họ chỉ chọn một trong số các dự án có tiềm năng để phòng ngừa rủi ro mất vị thế khi Layer 2 lên ngôi, chứ không rãi đều.

Trên Solana – một trong các hệ sinh thái cực hot hiện tại cũng không có quá nhiều cái tên trong danh sách đầu tư, nổi bật có thể kể đến Solstarter, Burnt Finance.

Đánh giá Portfolio của Spartan Capital

Performance

Trong khoảng 70 dự án mà Spartan có đầu tư, tầm 1/2 dự án trong số đó đã ra Token và list sàn, phần còn lại đang ở giai đoạn đầu, MVP hoặc chưa Launch Token.

Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá ATH so với ATL) là:

  • SNX: 95,100%
  • BAND: 11,415%
  • ALPHA: 11,269%
  • MKR: 3,745%
  • SCRT: 2,752%

Xu hướng đầu tư của Spartan Capital trong năm 2021

Trong năm 2021, Dephi Digital đầu tư khoản hơn 30 dự án với tỉ lệ khoảng 40% đều ở Seed Round, còn lại chia đều ở Strategic và Series A, các dự án này là:

Tầm nhìn của Spartan trong năm 2021 đó là trend NFT sẽ lên ngôi, với việc số lượng dự án được rót vốn nhiều nhất so với các phân khúc còn lại. Trong đó, có 3 tựa game, 1 dự án Metaverse và 1 DAO.

Xu hướng Play to Earn dần đã phát triển ra các cộng đồng (Guild) như Yield Guild Game – cộng đồng Crypto Gaming đầu tiên. Spartan cho thấy dự đoán của mình về việc trend Gaming sẽ không phải ngắn hạn bằng việc đầu tư vào DAO khác, đó là Merit Circle. Lý do có nhận định trên, đó là các DAO này không thu lợi nhuận nhanh bằng việc phát triển game thuần túy, và lợi nhuận ban đầu cũng thường dùng để tái đầu tư.

Tiếp theo, Spartan cũng đầu tư vào rất nhiều DEX làm về mảng Yield cũng thể hiện họ muốn đón xu hướng tương lai của DEX, mà không phải chạy theo xu hướng các DEX cơ bản hiện tại.

Về mảng Derivatives, Claystack và PStake là hai dự án cùng phân khúc với Lido. Nếu Lido đã cho thấy sự áp đảo của mình trong mảng này, thì với việc đầu tư vào hai dự án trên, Spartan cũng cho rằng “miếng bánh” Liquid Staking vẫn còn to, và Lido dù lớn nhưng cũng không thể một mình nắm hết.

Tổng kết

Nhìn vào List các dự án đầu tư của Spartan Capital, chúng ta có thể đoán được phần nào nhận định của họ. Spartan đầu tư nhiều vào dự án trên Ethereum, những cũng không loại trừ khả năng phát triển của các chain khác. Một điều thú vị là họ ít tham gia các deal ở Solana.

Ngoài ra, ở những Sectors, Spartan dù tập trung nhiều vào Lending và cơ sở hạ tầng, nhưng cũng không quên “rãi” ở những nhánh khác mỗi nơi một ít cho thấy sự đa dạng hóa trong đầu tư.

Theo C98

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once