Chào mừng mọi người quay trở lại series Metatalk. Chủ đề bàn luận hôm nay là BAO GIỜ MỚI HẾT “MÙA ĐÔNG” CRYPTO? Rất khó để trả lời câu hỏi này bởi cần dựa trên nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô. Những nội dung sau đây được chia sẻ tâm huyết bởi ông Nguyễn Trung Anh – Founder TheCoinDesk người đã trải qua nhiều con sóng lớn của thị trường crypto.
Metatalk 8: Move To Earn liệu có phải làm GameFi 2.0?
Lý thuyết Halving
Chúng ta quay trở lại 2 lần Halving Bitcoin gần đây nhất, đó là năm 2016 và 2020. Sau mỗi lần Halving sẽ có một đợt tăng trưởng mạnh của toàn thị trường crypto, cụ thể là năm 2017 với sóng ICO và năm 2021 sóng DeFi dẫn đầu. Tuy nhiên đây có phải là cơ sở để dự đoán cho tương lai? Liệu năm 2025 sau Halving thị trường có bùng nổ? Chúng ta cùng phân tích vĩ mô.
Chu kỳ kinh tế vĩ mô
Để kiềm chế lạm phát sau khi bơm tiền để chiến đấu với sự kiện "Thiên nga đen" dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay FED liên tục tăng lãi suất gây áp lực cho nhiều nền kinh tế lớn trên toàn cầu. Tương tự nhiều NHTM tại Việt Nam đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn lên mức 7%/ năm và chưa có dấu hiệu dừng lại do NHTW đang thay đổi chính sách tiền tệ là hút dòng tiền trở lại.
Để dòng tiền chảy ra ngoài thị trường nhanh nhất thì kênh tài chính là lựa chọn hàng đầu và khi bóp dòng tiền thì cũng chính là kênh tài chính.
Việc các ngân hàng bơm tiền ra thị trường để kích thích tiêu dùng, mọi người cảm giác cuộc sống dư giả hơn nên lượng tiền đâu tư chứng khoán hay những loại đầu tư mạo hiểm khác tăng mạnh, cứ bỏ tiền vào chắc chắn thu về lợi nhuận, lúc này giá cổ phiếu 10$ có thể lên tới 100$ là chuyện bình thường. Đển giai đoạn hút dòng tiền thì mọi chuyện sẽ được phơi bày, lúc này giá cổ phiếu từ 100$ có thể giảm về 10$ thậm chí thấp hơn nữa. Đó là sự khắc nghiệt của tài chính!
Ví dụ điển hình giai đoạn 2007 – 2008 khi nền kinh tế toàn cầu đi xuống, chẳng ai nghĩ một số ngân hàng tuổi đời cả trăm năm có thể phá sản nhưng nó đã diễn ra. Nhiều tổ chức lớn phải hợp lại để phổ biến tình trạng khẩn cấp rủi ro suy thoái, tuy vậy khó đánh giá đúng quy mô, tác động của nó. Đến giai đoạn 2014 – 2015 khi FED tăng lãi suất liên tục thì thị trường crypto "ngã", sang năm 2016 hoạt động này chỉ diễn ra một lần tạo tiền đề cho năm 2017 bùng nổ. Quay trở lại hiện tại, FED cũng đang làm điều tương tự, giai đoạn nhiều đợt tăng lãi suất và dự đoán đạt đỉnh vào năm 2023. Đó là cơ hội cho những ai nắm bắt thời cơ FED ngừng tăng lãi suất "bắt đáy" cả thị trường truyền thống và crypto.
Giai đoạn này nếu có làm gì thì cũng chụp những gì nhanh, ngắn gọn xong out. Vì tình hình thị trường ngày mai còn chưa rõ ràng.
Quá trình tăng/ giảm lãi suất của FED trong thập kỷ qua
Lực lượng truyền thống
Sóng những năm gần đây đã khác rất nhiều khi có nhiều lực lượng truyền thống "Non-Crypto" được liệt kê dưới đây đã và đang tham gia vào thị trường crypto, khiến mọi người càng có niềm tin mạnh mẽ hơn với BTC.
- Tổ chức tài chính: JPMorgan Chase, Standard Chartered Bank, Citigroup, Deutsche Bank, DBS Bank Group, Fidelity Secirities,… và họ là những nhà đầu tư dài hạn.
- Tập đoàn đa quốc gia: Tesla của Elon Musk, Grayscale Fund, El Salvador,…
- Các quỹ đầu tư mạo hiểm: Hàng loạt VC lớn nhỏ hình thành. Hiện nay A16Z thuộc top VC mạnh nhất (chiếm khoảng 23% thị trường NFT) nó có vẻ như không quá nghiêng về tài chính, làm việc khá bài bản, khá truyền thống "build" như 1 doanh nghiệp tài chính truyền thống không giống như Three Arrows Capital build như một quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu trend NFT phát triển mạnh, A16z sẽ mạnh hơn nữa vì những High-end NFT đều nằm trong porfolio của nó.
Lượng lực truyền thống đến từ các khu vực
Nguồn gốc bùng nổ
Nếu mọi người để ý sẽ thấy mỗi chu kỳ dựa trên sự hình thành một cách huy động vốn mới. Quay trở về quá khứ đó là sóng ICO hàng loạt dự án kêu gọi số tiền "quá ảo", các bạn có thể xem lại Tại đây (mục Huy động vốn). Rất nhiều lời hứa dựa trên "bánh vẽ" whitepaper trái với quy định phát hành cổ phiếu của thị trường truyền thống. Đến cả SEC thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng và họ kiện hàng loạt công ty sử dụng hình thức ICO, dễ thấy nhất là Telegram phải trả lại 1,2 tỷ đô la cho người dùng. Bước sang năm 2020 sóng DeFi rục rịch tạo cơ sở cho đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. GameFi chỉ là một nhánh trong DeFi rộng lớn.
GameFi lại là tiền đề cho sự phổ biến NFTs. Hàng loạt bộ sưu tập như Crypto Punks, NBA Top Shot, BAYC rất có giá trị được nhiều KOLs đón nhận. Đằng sau nó là một "âm mưu" rõ ràng, không tự nhiên đám NFT này mạnh, khi quan sát chiến lược phát triển của nó có thể thấy nó đã được xây dựng từ lâu khi BAYC ra mắt Otherside Metaverse rồi lại kết hợp những NFT đối tác của nó như CryptoPunks, Meebits,..vào trong thế giới ảo của nó.
Quá trình huy động vốn dựa trên NFT đang diễn ra với quy mô không lớn bằng ICO hay IDO trước đó. Hiện tại, anh em có thể săn mua những NFT giá rẻ, còn nếu không muốn rủi ro nhiều thì có thể chọn "Free Mint".
Kết thúc bùng nổ
Thị trường crypto là một thị trường lạm phát, nhưng có lạm phát thì thị trường mới thật sự phát triển mạnh được. Nhật Bản đang trong tình trạng kinh tế đang đi ngang, muốn lạm phát nhưng không được vì nhu cầu người dùng ở nước họ quá "stable", khiến nhiều ngành nghề sản xuất chuyển sang đất nước khác vì nguồn cầu không có.
Do đó, khi ETH chuyển sang PoS chưa chắc hoàn toàn tốt bởi nguồn cung sẽ giảm phát và những DApps phát triển sau khó cạnh tranh hơn, cuộc chơi lúc đó giành cho những tổ chức lớn. Giai đoạn vừa qua nhiều VC dùng đòn bẫy trả lãi dẫn đến mất kiểm soát. Nếu Web 3.0 hay DAO không thoát khỏi khái niệm DeFi sẽ khó phi tập trung hoàn toàn, bởi hiện nay nắm giữ token chủ yếu để nhận lãi hơn là biểu quyết quản trị.
NFT nóng lên cũng đã hút một lượng tiền lớn ra khỏi thị trường vì những dự án NFT hiện tại chưa có quá nhiều ứng dụng, hoặc Metaverse thì mất nhiều thời gian để xây dựng.
Dự đoán tương lai thị trường tiền điện tử
Bitcoin vẫn là danh mục đầu tư mạo hiểm chứ không phải là tài sản dự trữ, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chu kỳ kinh tế. Khi dòng tiền được đẩy ra thị trường, hàng hóa lưu thông, doanh nghiệp phát triển thì mới có lượng tiền lớn dành cho đầu tư. Khi cuộc sống mọi người dư giả thì họ mới tìm đến những kênh đầu tư mạo hiểm.
Hiện tại các NHTM tăng lãi suất huy động tức là lãi suất cho vay cũng tăng và nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi sự đảo chiều chính sách này trong khoảng 6 tháng nữa, một số hoạt động đầu cơ ngắn hạn như BĐS sẽ bị tổn thương.
Chúng ta phải cần quan sát FED đạt đỉnh mức lãi suất ⇒ dừng tăng lãi suất ⇒ giảm lãi suất ⇒ Chu kỳ mới
Lực lượng đầu tư tiền điện tử dài hạn sẽ có 2 dạng: Thứ nhất là miners lực lượng này sẽ là lực lượng "paper-hands" ở downtrend nhất khi phải bán coin để duy trì hoạt động khai thác và điều hành, họ chỉ thật sự "diamond-hands" khi ở thị trường uptrend. Thứ hai là các quỹ truyền thống lấn sang và họ cũng bơm tiền ít lại, GrayScale là ví dụ điển hình, khi giá BTC trên 30 ngàn đô la thì họ ngừng mua và bắt đầu bán dần khi BTC đạt đỉnh. Từ đó cho thấy chu kỳ Halving Bitcoin chỉ là trùng hợp.
Lý thuyết Halving phía trên có vẻ đã sai khi giá BTC đang dưới mức đỉnh mùa trước (khoảng 20 ngàn đô la). Khi ETH chuyển hẳn sang PoS thì cơ chế vận hành thị trường crypto thay đổi theo, các miners không còn cơ hội đào nữa. Các quỹ đầu tư, pools đang stake ETH sẽ nhận được trả lãi số tiền không hề nhỏ và họ dùng số tiền đó cho hình thức kinh doanh khác chứ không giống bây giờ.
Chúng ta cần quan tâm gì?
Điều cần quan tâm nhất chắc chắn là chu kỳ kinh tế, theo sát những diễn biến tài chính toàn cầu để đưa ra nhận định cho tương lai gần. Công nghệ blockchain phát triển không ngừng và các dự án lỗi thời bị đào thải nhanh chóng. Ngoài ra cần chú ý đến những điều sau:
- Thay đổi cách thức huy động vốn
- Nhiều quỹ đầu tư truyền thống tham gia hơn
- Xu hướng mới
- Tâm lý FOMO
- Sự kiện PoS của ETH
Chúng ta phải làm gì?
Đối với các nhà phát triển cần theo kịp xu thế công nghệ blockchain. Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho kịch bản xấu nhất là giá BTC có thể xuống thấp hơn nữa khi diễn biến thị trường tiêu cực, Mtgox trả BTC cho nhà đầu tư. Ngoài ra bắt kịp xu hướng mới là một yếu tố khá quan trọng.
NFT – Mô hình huy động vốn mới
Hầu hết mọi người chưa có cái nhìn phong phú về NFT và thường đánh giá qua chất lượng đồ họa của nó. Quan điểm này chưa chắc đã đúng bởi như bộ sưu tập CryptopPunk không hề bắt mắt nhưng có backer khủng A16Z và cả thế giới Metaverse đang được xây dựng, khi biết được thì mọi người bắt đầu ủng hộ săn tìm. Điều đó cho thấy kịch bản đằng sau quan trọng hơn hình thức bên ngoài của NFT. Gần đây nhất là BAYC bán bộ sưu tập NFT và APE token, cộng thêm thế giới Metaverse Otherside với mong muốn thống trị thị trường NFT. Trò chơi Otherdeed rút kinh nghiệm từ Axie Infinity, Radio Raca, Crabada, StepN,… để xây dựng thế giới mới.
Những hình thức gọi vốn chủ yếu
Chắc hẳn các bạn quá quen thuộc với những thuật ngữ như:
- Vòng thiên thần, vòng hạt giống, vòng A, vòng B
- Private Sales, LaunchPad, Gitcoin, Hackathon
Ngoài ra còn nhiều hình thức huy động vốn khác mà mình không liệt kê hết. Hackathon cũng được xem là một mô hình gọi vốn hiệu quả. Khi giành giải thưởng và nhận được khoản tài trợ, tuy không lớn nhưng dự án sẽ được "viral" thu hút cộng đồng quan tâm. Đến khi dự án mở bán vòng Private hay Public chắc chắn huy động được số tiền không nhỏ.
Mở bán INO
Hình thức huy động vốn thông qua NFT gọi tắt là INO cũng mang lại tính viral cực lớn. Phát hành NFT để có thể sử dụng cho Game, Metaverse, SocialFi, NFTFi. Nhiều bộ sưu tập có giá khởi điểm rẻ, thậm chí thực hiện airdrop hay free mint để nhận miễn phí. Hầu hết các dự án NFT dev đều ra mặt, có câu chuyện cụ thể, từ đó xây dựng cộng đồng ngày càng lớn mạnh trong nhiều tháng và các VC gom hàng dần để loại bỏ "Paper hands" trước khi đánh lên bộ NFT đó.
Thông thường những dự án NFT chất lượng sẽ không nói dùng để làm gì ngay tại thời điểm bán để tránh FOMO, còn ngược lại những dự án nào mà làm cho mọi thứ hấp dẫn ngay từ lúc đầu để kêu gọi mọi người thì nên cân nhắc.
Đặc điểm huy động thông qua NFT
Điểm dễ nhận thấy nhất là số tiền huy động được không cao, ví dụ như BAYC 800 ETH, MoonBird 20.000 ETH, Karma 4.500 ETH, chẳng là gì so với các hình thức ICO hay IDO trước kia. Tuy nhiên độ bảo mật của NFT lại cao hơn token, không thay đổi được số lượng, không mint được thêm và khả năng rửa tiền gần như = 0 bởi tính minh bạch lớn.
Huy động vốn của một số dự án NFT
Mỗi bộ sưu tập mang bản sắc văn hóa riêng thu hút cộng đồng nhất định và họ chính là những người sẽ thêm đồ họa nâng tầm NFT. Các hoạt động liveonline, offline tổ chức thường xuyên nhất là các dự án blue-chip.
Tìm kiếm dự án NFT blue-chip
Một dự án NFT có tiềm năng bùng nổ trong tương lai cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Tầm nhìn dài hạn
- Đạt được sự đồng thuận trong cộng đồng
- Thế giới metaverse kèm theo
- Whitepaper chi tiết, cụ thể
- Giá ban đầu biến động không quá mạnh
Ứng dụng NFT
Để sáng tác một bộ sưu tập NFT đều có ý đồ riêng của tác giả, đó có thể mang bản sắc văn hóa riêng, thời trang cao cấp và độc quyền. Ngoài ra mang tính nghệ thuật như hình ảnh, âm nhạc, đại diện thương hiệu lớn. Ngoài ra kiếm được những nhóm người có cùng sở thích, tham gia chung câu lạc bộ,…
Bản quyền NFT
Các bạn đều biết mỗi NFT là duy nhất và thể hiện tính sở hữu. Một số ví dụ cho thấy điều đó:
- Apesthetic và LiNing China mua tác phẩm BAYC in lên sản phẩm thời trang thu hút rất nhiều khách hàng. Số tiền bỏ ra để mua NFT BATC không hề rẻ, nhưng họ sẽ tạo được sự viral lớn, hàng loạt bài báo đăng sự kiện này và khi kết thúc bộ sưu tập thời trang thì họ có thể bán BAYC trên thị trường với giá có khi còn cao hơn ban đầu.
- Azuki sáng tác NFT và tự in lên sản phẩm của mình, họ tạo được sự ủng hộ của cộng đồng.
Kết luận NFT
Một số ưu điểm và nhược điểm của NFTs như sau:
Ưu điểm:
- NFT tương thích với luật pháp của nhiều quốc gia, ít vi phạm quy tắc cộng đồng
- NFT khi đạt tính đồng thuận cộng đồng dễ dàng phát triển lâu dài
- Rủi ro gian lận rất thấp
Nhược điểm:
- Không dễ dàng nhận được sự đồng thuận cộng đồng
- Quyền lợi người mua chưa rõ ràng
- Không thể cam kết lợi nhuận
- Tính thanh khoản kém
Tổng kết
- Sự ảnh hưởng của FED rất quan trọng tới thị trường tài chính truyền thống nói chung và thị trường crypto nói riêng, vì thế chúng ta nên quan sát những hành động, cuộc họp của FED để biết trước được hướng đi của dòng tiền.
- Quan sát những sự kiện diễn ra trong quá khứ.
- Dự đoán xu hướng thị trường và một số việc nên làm để bắt kịp xu hướng trong thị trường crypto.
- Có thể NFT sẽ là một mô hình huy động vốn mới, chúng ta nên cần biết những ưu điểm và nhược điểm của nó để nắm bắt cho mình một vị thế.
Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ của ông Trung Anh – Founder của TheCoinDesk mọi người có thể để lại bình luận bên dưới để trao đổi thêm. Hẹn gặp lại vào các số Metatalk tiếp theo!