Proof of Stake (POS) là gì? Hướng dẫn 05 bước đào PoS coin

spot_imgspot_img

Chắc hẳn anh em mới bắt đầu tìm hiểu về Crypto hay Blockchain thì sẽ rất khó khăn trong việc tìm hiểu về các thuật toán Blockchain. Vì vậy, hôm nay, mình sẽ giới thiệu với anh em về Proof of Stake (PoS), một thuật toán đồng thuận được sử dụng khá phổ biến trên các Blockchain. Cùng tìm hiểu Proof of Stake là gì và đào coin PoS như thế nào nhé!

Proof of Stake là gì?

Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần) là một thuật toán làm việc của Blockchain. Có thể hiểu nôm na là người dùng sẽ ký gửi (Stake) một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain.

Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu đúng, các Validator sẽ được nhận thưởng là lạm phát của Blockchain, hoặc phí giao dịch thu về. Nếu sai, họ sẽ chịu phạt là mất đi tất cả, hoặc một lượng tài sản đã ký gửi.

Ví dụ: Blockchain Terra đòi hỏi người dùng Stake LUNA để trở thành Validator. Sau đó, họ được hưởng phí giao dịch (người dùng có thể trả bằng UST, KRT, LUNA,…).

Đặc điểm của Proof of Stake

Ưu điểm

Proof of Stake sẽ có các ưu điểm như sau: 

  • Không đòi hỏi máy cấu hình cao.
  • Đôi khi có thể Delegate (ủy quyền) cho Validator, nghĩa là người dùng gửi coin cho Validator để họ có thêm quyền vote, đổi lại người gửi cũng nhận được một phần phần thưởng mà không phải làm gì.
  • Proof of Stake tiết kiệm môi trường hơn, không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như Proof of Work (Bitcoin chẳng hạn).

Nhược điểm 

Tuy nhiên, PoS cũng tồn tại một số nhược điểm dưới đây:

  • Khi ủy quyền hoặc làm Validator, thì anh em sẽ được thêm số lượng coin, nhưng sẽ bị giam vốn, hoặc đôi khi bị mất giá coin và số lượng bù vào cũng không đủ hòa vốn.
  • Sẽ có trường hợp unlock cần phải đợi một khoảng thời gian, có thể là 1 tuần, hay 2 tuần,… Điều này sẽ làm anh em trở tay không kịp khi giá coin điều chỉnh. Ví dụ như khi stake FTT token trên sàn FTX nếu unlock cần tốn 2 tuần; LUNA unstake trên Terra Station tốn 15 ngày,…
  • Việc khóa token này liên quan đến quản trị, do đó, ai khóa càng nhiều token thì tiếng nói của người đó sẽ có trọng lượng hơn, đó chính là lý do vì sao Validator cũng cần người dùng ủy thác token cho họ. Điều này dẫn đến trường hợp Blockchain mang tính tập trung: Một số ít người có quyền hạn quá lớn, dự án phải làm theo họ, đôi khi có những ý kiến không mang lợi ích gì cho dự án nhưng vẫn phải làm.

Cách Proof of Stake hoạt động

Sẽ có phần thưởng để khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới. Phần thưởng này có thể đến từ lạm phát token dự án (đã được phân định sẵn trong token allocation, hoặc vô hạn như Ethereum 1.0, Mina Protocol,…). Một số khác thì sử dụng phí giao dịch như Terra đã nói trên.

Hiện nay, việc Staking không chỉ đơn thuần gói gọn trong Blockchain, mà nó cũng đưa vào những dự án thông thường với mục đích giảm lưu thông nguồn cung, giảm áp lực bán. Đổi lại, người dùng chấp nhận khóa token cũng sẽ nhận được phần thưởng là token dự án.

Cách hoạt động của Proof of Stake.

Cách này hiện đang được áp dụng rất rộng rãi, nhưng đây là một con dao hai lưỡi: 

  • Nếu trong thời gian khóa, dự án hoạt động tốt và chứng minh được vì sao người dùng cần giữ token và không bán, thì sau chu kỳ khóa, sẽ không có áp lực bán.
  • Ngược lại, nếu trong khoảng thời gian này mà vẫn không có gì thay đổi, khả năng cao họ sẽ xả hết cả token thưởng cùng với gốc, dự án sẽ bị tổn thất nặng hơn.

So sánh Proof of Stake với Proof of Work

Đây là câu hỏi có lẽ được nhiều người quan tâm, nhưng thực chất, cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng. 

Đầu tiên, chúng ta cùng sơ lược qua về Proof of Work là gì, PoW là bằng chứng công việc, bản chất của thuật toán này là xác nhận tính chính xác trong công việc của các thợ đào đến toàn mạng lưới blockchain thông qua việc tiêu tốn tài nguyên trong thế giới thực (máy đào, năng lượng điện và thời gian).

So sánh Proof of Stake và Proof of Work.

Ngoài việc nổi tiếng như là người đi đầu trong tiền điện tử, Bitcoin cũng rất hay dính đến những vụ việc liên quan đến năng lượng không trong sạch, máy đào đắt tiền, đòi hỏi diện tích phức tạp,…

Nhưng ngược lại, Proof of Work vẫn là một trong những cách thức hoạt động vẫn được duy trì tới hiện tại bởi vì bảo mật cao. Việc tốn nhiều tiền để trở thành thợ đào sẽ giúp họ không muốn phá hoại mạng lưới.

Như vậy, sự khác nhau giữa Proof of Stake và Proof of Work sẽ được trình bày như sau:

Proof of Stake và Proof of Work khác nhau như thế nào?

Proof of Stake có an toàn không?

Proof of Stake chỉ là công cụ, thứ cần phải đặt câu hỏi có an toàn không chính là dự án. 

Nếu dự án thật, thì việc Stake token sẽ giúp chúng ta có thêm phần thưởng, và cũng là cách để người dùng thật sự góp phần xây dựng dự án mà không cần biết code.

Chẳng may chúng ta chọn nhầm dự án chất lượng kém, hoặc vô tình bảo mật không tốt, thì khả năng cao là số coin khóa vào sẽ mất hoặc giảm giá trầm trọng. 

Vậy cách đào coin PoS như thế nào?

Để đào coin PoS, anh em cần thực hiện 5 bước như sau:

Bước 1: Mua một lượng nhất định đồng coin anh em định đào. Cách đơn giản nhất là lên các sàn giao dịch uy tín để mua, ví dụ như: sàn Binancesàn Huobi,…

Bước 2: Tải ví của đồng coin đó về và thực hiện đồng bộ với máy tính. Trong thời gian đồng bộ, máy tính của anh em phải đảm bảo được kết nối với internet liên tục, thời gian này sẽ dài ngắn khác nhau theo từng loại coin.

Bước 3: Sau khi đồng bộ xong, anh em cho máy chạy liên tục 24/24 để stake. Khuyến khích nên mua VPS (Virtual Private Server) để stake, sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền đầu tư phần cứng, tiền điện vận hành máy chủ, không gian lắp đặt…

Bước 4: Sau khi để coin trong ví 1 thời gian coin sẽ trưởng thành và bắt đầu đi giành block. Khi coin đã chiếm được block và tham gia tạo được block mới, anh em sẽ nhận được lãi chuyển thẳng vào ví của mình.

Bước 5: Khi anh em không muốn stake hay đào coin PoS nữa thì chỉ việc chuyển coin từ ví lên sàn và bán đi thôi.

Như mình đã nói ở trên, PoS là hình thức dùng coin đào coin theo dạng cổ phần. Điều này có nghĩa là lượng coin anh em đào được phụ thuộc vào số lượng coin anh em đang nắm giữ và tỉ lệ % Stake mà team DEV của coin đó cho phép.

Ví dụ: Tỉ lệ Coin Buzz là 1200%/năm, EMB 7200%/năm, B3 10000%/năm.

Tuy nhiên, việc đào không đơn giản là bỏ coin vào ví và treo 24/24 là anh em sẽ có lãi khủng như vậy. Để nhận được lãi một cách cao nhất, anh em cần có Weight thật cao để cạnh tranh với các staker khác. Mục đích là chiếm được block một cách nhanh nhất để nhận coin. 

Vậy Weight là gì? Làm sao để đạt được Weight cao khi đào coin PoS? 

Weight trong đào coin PoS là gì?

Weight (hay cân nặng của coin PoS) bao gồm độ tuổi của coin và số lượng coin mà anh em cần staking. Trong đó, độ tuổi coin là thời gian để coin trưởng thành khi nạp coin vào ví coin (thông thường thời gian này sẽ mất tầm vài giờ đến vài ngày tùy loại coin).

Sau khi coin trưởng thành thì Weight sẽ càng tăng. Weight càng cao thì khả năng giành được block càng lớn. Nhưng trong thời gian đầu sẽ mất rất lâu để đào được coin PoS vì:

  • Ở block đầu tiên đào được, sau khi đủ Weight thì toàn bộ coin anh em có chỉ đào được đúng 1 block duy nhất, tuy nhiên số coin này sẽ được chia ra nhiều block sau đó.
  • Sau khoảng 1 – 2 tuần thì thu nhập mới bắt đầu ổn định do mạng lưới netweight đã hình thành.
  • Trong quá trình stake, tuyệt đối KHÔNG nhận thêm hoặc rút bớt coin, vì những hành động này sẽ xóa sạch công sức xây dựng mạng lưới netweight và phải chờ nó tạo lại.

Lời kết

Như vậy, mình đã giải thích với anh em về POS (Proof of Stake) là gì và làm thế nào để bắt đầu đào coin bằng POS, giúp cho anh em có thể hình dung tổng quan nhất về POS.

Nếu anh em có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến nào khác, hãy bình luận ở phía dưới để thảo luận nhé!

Theo C98

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once