Paradigm là gì? Xu hướng đầu tư của quỹ Paradigm trong 2021

spot_imgspot_img

Paradigm là một trong những quỹ đầu tư rất lớn trong thị trường crypto, đã đầu tư vào rất nhiều dự án thành công từ những năm 2017 cho tới hiện tại. Sự hỗ trợ nhiệt tình của họ dành cho các dự án không chỉ về mặt tài chính mà cả về mặt phát triển sản phẩm, tìm kiếm người dùng giúp dự án,… đã tạo nên sự thành công của nhiều dự án cho tới hiện tại.

Vậy quỹ đầu tư Paradigm là gì? Portfolio của Paradigm gồm những dự án nào? Phong cách đầu tư của Paradigm ra sao? Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về Paradigm thông qua bài viết sau.

Quỹ Paradigm là gì?

Paradigm là một quỹ đầu tư tập trung vào hỗ trợ dự án tiền điện tử. Phương pháp đầu tư của quỹ là linh hoạt, đầu tư dài hạn, đầu tư nhiều giai đoạn. Họ nói rằng họ thường đầu tư vào các giai đoạn sớm nhất khi dự án mới bắt đầu hình thành, và sẽ đầu tư thêm vào các dự án đó trong giai đoạn sau này.

Paradigm nói rằng quỹ có khả năng hỗ trợ dự án ở nhiều mặt, bao gồm từ kỹ thuật (thiết kế cơ chế, bảo mật hợp đồng thông minh, kỹ thuật) đến hoạt động (tuyển dụng, chiến lược quy định).

Đội ngũ Paradigm trong crypto

Hai founder của Paradigm là Fred Ehrsam và Matt Huang, họ gặp nhau lần đầu tại buổi gọi vốn Series B của Coinbase với quỹ đầu tư Sequoia. Sau vài lần nói chuyện và cảm thấy tương đối hợp nhau về nhiều mặt, họ cùng nhau thành lập Paradigm để cùng nhau đầu tư vào các dự án trong thị trường crypto. Sau đây, mình sẽ nói rõ hơn về tiểu sử của từng founder.

Fred Ehrsam

Fred Ehrsam là người đồng sáng lập Coinbase. Trước đây, Ehrsam làm việc với vai trò là một trader trong Bộ phận chứng khoán tại Goldman Sachs và trong bộ phận Phân tích danh mục đầu tư tại BlackRock. Anh có bằng Khoa học Máy tính của Đại học Duke.

Năm 2014 ( 29741), Ehrsam được vinh danh là một trong 30 người dưới 30 tuổi thay đổi thế giới của tòa TIME. Cùng năm đó, anh cũng được đưa vào chương trình Forbe’s 30 Under 30.

Matt Huang

Matt Huang là Đồng sáng lập của Paradigm. Từ năm 2014 đến năm 2018, Matt là đối tác tại Sequoia Capital, tập trung vào các khoản đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu vào các công ty di động và internet, đồng thời dẫn đầu các khoản đầu tư đầu của công ty trong lĩnh vực tiền điện tử. Trước Sequoia, Matt là Giám đốc điều hành sáng lập của Hotspots, một công ty được YCombinator hậu thuẫn và đầu tư, được Twitter mua lại vào năm 2012. 

Matt cũng là một nhà đầu tư thiên thần cá nhân trong các công ty như Toutiao và Instacart, và đã mua Bitcoin đầu tiên của mình từ 2012. Matt tốt nghiệp ngành Toán học của Viện Công nghệ Massachusetts.

Nhận xét

Anh em có thể thấy, cả hai founder của Paradigm đều là những người bắt đầu tương đối sớm với lĩnh vực crypto cũng như lĩnh vực đầu tư.

  • Là người đồng sáng lập Coinbase, chắc chắn mối quan hệ của Fred Ehrsam với các quỹ đầu tư lớn và những builder trong ngành sẽ rất tốt, và trước khi cùng sáng lập ra Coinbase, anh cũng đã có một thời gian dài làm tại các công ty tài chính lớn.
  • Matt Huang tuy bắt đầu với crypto muộn hơn (anh nói rằng anh bắt đầu “thực sự” với crypto vào năm 2017 ( 97173)) nhưng cũng đã từng là founder của những startups thành công, được nhiều quỹ lớn đầu tư, làm việc ở quỹ đầu tư lớn và đã từng làm nhà đầu tư thiên thần cá nhân.

Với profile khủng về cả mặt kỹ thuật lẫn tài chính như trên, Paradigm có khả năng cao để giúp đỡ các dự án phát triển về nhiều mặt như họ đã hứa hẹn.

Tổng quan về Portfolio của Quỹ Paradigm

Anh em có thể xem qua portfolio của Paradigm qua hình bên dưới. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng Sector.

Dự án Layer 1 và Layer 2

Các dự án Layer 1 được Paradigm đầu tư (ngoài Bitcoin và Ethereum):

  • Cosmos: Tendermint là labs đứng sau Cosmos Hub và hệ sinh thái Cosmos. Tháng 3/2019, Paradigm dẫn đầu khoản đầu tư 9 triệu đô vào Tendermint ở Series A, cùng với sự tham gia của Bain Capital, 1confirmation và nhiều VC khác.
  • Mina (bởi O(1) Labs): Vào tháng 4/2019, Mina Protocol gọi vốn thành công 15 triệu đô từ các quỹ, được dẫn đầu bởi Coinbase và Paradigm. Đây là Series A của dự án.
  • Optimism: Giải pháp Layer 2 Optimistic Rollups dành cho Ethereum. Tháng 1/2020, Optimism đã gọi vốn 3.5 triệu đô từ Paradigm, IDEO CoLab Ventures. Tháng 2/2021, Optimism tiếp tục gọi vốn thành công 25 triệu đô trong Series A, được dẫn đầu bởi a16z, và có sự tham gia của Paradigm.
  • StarkWare: Một giải pháp Layer 2 Ethereum khác, sử dụng giải pháp ZK-Rollups, với các dự án đang phát triển trên Layer 2 bao gồm dYdX, Sorare, và Immutable,… Tháng 3/2021, dự án gọi vốn thành công 75 triệu đô ở Series B được dẫn đầu bởi Paradigm, có sự tham gia của Three Arrows và Alameda Research. Tháng 11/2021, dự án tiếp tục công bố gọi vốn thành công Series C, gọi vốn thành công 50 triệu đô, ở định giá 2 tỉ đô, được dẫn đầu bởi Paradigm. 

⇒ Nhận xét: Anh em có thể thấy, số các dự án Layer 1 được Paradigm đầu tư tương đối ít, chỉ vỏn vẹn có hai dự án. Có vẻ đầu tư vào các blockchain nền tảng không phải là thế mạnh của quỹ đầu tư này. Tuy nhiên, hai thương vụ họ đầu tư cũng đã có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ trong thời gian qua, cũng như họ đã đầu tư hai dự án này từ 2019. Các round đầu tư vào layer 1 họ thường là người dẫn đầu, và đầu tư tương đối sớm (Series A) ở định giá dự án thấp. 

Paradigm cũng đầu tư mạnh vào các giải pháp Layer 2 Rollups như Optimism hay StarkWare. Họ đầu tư nhiều lần (2 lần ở mỗi thương vụ), thường dẫn đầu các thương vụ đó – một cách để thể hiện sự tận tâm hỗ trợ của họ với các dự án Layer 2 này.

Dự án NFT/ Metaverse/ Gaming

Các dự án NFTMetaverse/ Gaming bao gồm:

  • Zora: Một marketplace dành cho các NFT trên Ethereum. Dự án được Paradigm đầu tư vào tháng 3/2021 ở Strategic Round, với số tiền đầu tư không được tiết lộ.
  • AI Arena: ArenaX Labs đã hoàn thành gọi vốn 5 triệu đô Seed Round, với sự dẫn đầu của Paradigm và sự tham gia của Framework. Đây là labs xây dựng game đối kháng trên Ethereum đang trong giai đoạn phát triển.
  • Axie Infinity: Đầu tháng 10/2021, Axie Infinity được đầu tư 152 triệu đô tại Series B, được dẫn đầu bởi a16z và có sự tham gia của nhiều quỹ bao gồm Paradigm. 
  • Royal: Ứng dụng NFT Music trên Ethereum mang tên Royal đã gọi vốn 16 triệu đô seed round từ Paradigm và Founders Fund vào tháng 8/2021. Vào tháng 11/2021, Royal lại công bố gọi vốn thành công Series A được dẫn đầu bởi a16z, có sự tham gia của Paradigm, Founder Fund, NEA’s Connect Ventures, Crush Music, Coinbase Ventures.
  • Fractional: Tháng 8/2021, Fractional hoàn thành gọi vốn 8 triệu đô seed round, được dẫn đầu bởi Paradigm, có sự tham gia của Divergence Ventures, Flamingo DAO, Variant Fund, and Delphi Ventures. Đây là một dự án có sáng tạo trong lĩnh vực NFT khi là người đi đầu trong việc chia nhỏ NFT thành các phần để mua bán.
  • Parralel: Tháng 10/2021, một game NFT scifi mang tên Parralel đã gọi vốn thành công 50 triệu đô, ở định giá 500 triệu đô, được đầu tư bởi Paradigm.
  • Showtime: Showtime là một dự án làm về Social Network cho NFTs, đã gọi vốn thành công 7.6 triệu đô ở seed round, được dẫn đầu bởi Paradigm vào tháng 10/2021.

⇒ Nhận xét: Anh em có thể thấy, Paradigm đầu tư vào NFT/ Metaverse/ Gaming nhiều, và chủ yếu các thương vụ là trong nửa sau năm 2021. Trong đó có ba thương vụ về gaming là AI Arena, Parralel, Axie Infinity, có hai NFT Market là Zora và Fractional, một dự án về Social Network.

Những thương vụ game là những thương vụ được đầu tư nhiều nhất trong mảng này thời gian gần đây, khi các dự án gaming mọc lên và Paradigm xuống tiền đầu tư vào nhiều dự án.

Dự án về DEX/ CEX/ Derivatives/ Synthetic Asset

Các dự án thuộc mảng CEX mà Paradigm đầu tư bao gồm:

  • FTX: Tháng 7/2021, sàn FTX gọi vốn thành công 900 triệu đô ở định giá 18 tỉ đô, với các quỹ tham gia bao gồm Paradigm, Sequoia Capital, Ribbit Capital, Third Point, Lightspeed Venture Partners, Coinbase Ventures, Softbank, Sino Global Capital, Multicoin Capital.
  • Bitso: Tháng 5/2021, sàn Bitso gọi vốn thành công 250 triệu đô, ở định giá 2.2 tỉ đô ở Series C.
  • CoinSwitch Kuber: Tháng 1/2021, sàn CoinSwitch Kuber gọi vốn thành công 15 triệu đô Series A, được đi đầu bởi Ribbit Capital và Paradigm.
  • Tagomi – Unknown: Tháng 3/2019, Paradigm tham gia vào một thương vụ gọi vốn cho Tagomi với trị giá 12 triệu đô, trong đó có sự tham gia của Pantera Capital. Đây là một nền tảng giải pháp mua bán các top coin dành cho các institution. Sau này, Tagomi đã được Coinbase mua lại vào 2020.

Các dự án thuộc mảng DEX mà Paradigm đầu tư bao gồm:

  • Uniswap: Tháng 7/2020, sàn Uniswap gọi vốn thành công 11 triệu đô từ a16z, Union Square Ventures, Paradigm và ParaFi Capital.
  • Osmosis: Tháng 10/2021, Osmosis công bố nhận đầu tư 21 triệu đô từ Paradigm, Robot Ventures, Nascent, Ethereal, Figment and Terraform Labs CEO Do Kwon. Paradigm dẫn đầu vòng gọi vốn. Đây là một sàn DEX trên hệ sinh thái Cosmos.

Các dự án thuộc mảng DerivativesSynthetic Asset mà Paradigm đầu tư bao gồm:

  • dYdX: Tháng 6/2021, sàn dYdX công bố nhận đầu tư 65 triệu đô tại Series C được dẫn đầu bởi Paradigm. Các quỹ tham gia bao gồm CMS Holdings, CMT Digital, Electric Capital, HashKey Capital và StarkWare.
  • Opyn: Tháng 2/2021, Paradigm dẫn đầu vòng gọi vốn 6.7 triệu đô, với sự tham gia của  Dragonfly, Synthetix co-founder Kain Warwick và Stani Kulechov – founder Aave.
  • Synthetix: Coinbase Ventures, Paradigm và IOSG đầu tư 12 triệu đô vào Synthetix trong một vòng gọi vốn của dự án trong tháng 2/2021.

⇒ Nhận xét:

  • Các thương vụ đầu tư vào các sàn CEX của Paradigm đều được công bố trong năm nay, với độ lớn tương đối “khủng”, và là các series đầu tư khi sàn đã hoạt động ổn định, có khách hàng và model hoạt động rõ ràng.
  • Paradigm đầu tư ít vào các sàn DEX, họ chỉ có hai thương vụ với số tiền đầu tư tương đối khiêm tốn. Cả hai dự án đều nhận đầu tư khi đã khởi chạy protocol, ra sản phẩm và có tệp người dùng nhất định.
  • Về mảng Derivatives/ Synthetic Asset, Paradigm đầu tư vào các dự án đứng top đầu các mảng như dYdX cho derivatives, Synthetix cho Synthetic Asset, Opyn cho Option. Đây là các dự án đã tạo hoạt động tốt và có lượng user nhất định, cũng như đứng đầu các mảng.

Dự án về Lending

Các dự án thuộc mảng Lending được Paradigm đầu tư bao gồm:

  • Compound – Series A: Tháng 11/2019, 25 triệu đô được đầu tư vào Series A cho Compound, được đi đầu bởi a16z, có sự tham gia của ​​Polychain Capital, Paradigm Capital và Bain Capital Ventures.
  • Yield Protocol – Seed & Series A: Dự án làm về lending lãi suất cố định này được Paradigm dẫn đầu round đầu tư Series A trị giá 10 triệu đô với sự tham dự của Framework Ventures, Symbolic Capital Partners, CMS Holdings, Variant, và DeFi Alliance và tháng 6/2021.
  • MakerDAO: Tháng 12/2019, MakerDAO bán 27.5 triệu đô token MKR cho Dragonfly Capital và Paradigm ở định giá 500 triệu đô.
  • Euler – Series A: Tháng 8/2021, Paradigm đi đầu một thương vụ đầu tư vào Series A Euler trị giá 8 triệu đô với sự tham dự của Lemniscap và nhiều nhà đầu tư cá nhân khác trong thị trường.
  • Jet Protocol – Extended Seed: Đầu tháng 11/2021, Jet Protocol – lending money market trên Solana – gọi vốn thành công vào seed round mở rộng trị giá 6.8 triệu đô, với sự tham gia của Paradigm, Reciprocal Ventures, Solana Ventures và nhiều quỹ khác.
  • Reflexer: Một loại stablecoin được phát hành bởi tài sản bảo hiểm là ETH. Họ được Paradigm đầu tư vào seed round từ tháng 2/2021.
  • BlockFi – Series D: Tháng 3/2021, BlockFi gọi vốn thành công 350 ( 14306) triệu đô ở định giá 3 tỉ đô. Đây là một ứng dụng lending tập trung các tài sản crypto. Các quỹ dẫn đầu bao gồm Bain Capital Ventures, Pomp Investments và Tiger Global, có sự tham gia của Valar Ventures, Breyer Capital, Susquehanna Government Products, Jump Capital và Paradigm.

⇒ Nhận xét: Ngoài hai thương vụ đầu tư vào các top protocol lending trong thị trường crypto là MakerDAO và Compound từ 2019, các thương vụ vào lending protocol còn lại là từ tháng 2/2021 trở đi. Điều này cho thấy thời gian gần đây họ đầu tư vào Lending trong DeFi nhiều, sau khi đã “bet” vào hai ứng dụng lending top tier từ năm 2019 (ở định giá 500 triệu đô, hiện tại đã nhân 4-5 lần so với mốc họ đầu tư).

Ngoài ra, họ cũng đầu tư vào ứng dụng lending tập trung BlockFi ở series tương đối muộn, khi dự án đã thành hình và hoạt động ổn định.

Dự án về Cơ sở hạ tầng

Các dự án thuộc mảng Cơ sở hạ tầng được Paradigm đầu tư bao gồm:

  • Tendermint – Series A: Tendermint là labs đứng sau Cosmos Hub và hệ sinh thái Cosmos. Tháng 3/2019, Paradigm dẫn đầu khoản đầu tư 9 triệu đô vào Tendermint ở Series A, cùng với sự tham gia của Bain Capital, 1confirmation và nhiều VC khác.
  • Skynet Labs – Strategic: Tháng 3/2020, Paradigm cùng các quỹ đầu tư như Bain Capital Ventures, Bessemer Venture Partners, A.Capital, Collaborative Fund, Dragonfly Capital Partners, Hack VC, INBlockchain, First Star Ventures đầu tư 3 triệu đô vào Skynet Labs, dự án đứng sau hosting platform Sia network.
  • Gauntlet Network – Seed: Tháng 10/2020, Gauntlet Network đã gọi vốn thành công 4.3 triệu đô được dẫn đầu bởi Paradigm. Đây là một mảnh ghép cơ sở hạ tầng giúp phát triển mảng quản trị phi tập trung của các DAO.
  • Chainanalysis – Series D: Tháng 3/2021, Chainanalysis gọi vốn thành công 100 triệu đô series D ở định gía 2 tỉ đô. Đây là một nền tảng data để cung cấp data cho các dự án, người dùng và các tổ chức.
  • Erasure Bay: Chợ phi tập trung dành cho các data phục vụ prediction market, được Placeholder và Paradigm đầu tư vào 11 triệu đô vào tháng 3/2019.
  • Flashbot: Một dự án nghiên cứu và làm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực của MEV trên Ethereum, được Paradigm đầu tư và hỗ trợ tài chính để phát triển. Hiện không rõ họ được Paradigm hỗ trợ bao nhiêu tiền, nhưng Paradigm đang là partner duy nhất về mặt tài chính của dự án.
  • Keep Network: Một dự án làm về bridge BTC vào Ethereum để sử dụng trong hệ sinh thái Ethereum, và cũng là một giải pháp lớp bảo mật được sử dụng cho các blockchain và cho phép người dùng và ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu một cách riêng tư. Họ được đầu tư 7.7 triệu đô vào tháng 4/2020, với sự tham gia của Paradigm Capital đi đầu, Fenbushi Capital, Collaborative Fund tham dự.

⇒ Nhận xét: Các thương vụ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Paradigm dàn trải từ suốt 2019 tới hiện tại. Số mảnh ghép cơ sở hạ tầng Paradigm đầu tư cũng không phải là nhiều nếu so sánh với các quỹ đầu tư lớn khác như 3AC, a16z,… 

Hiện tại, mình chưa thấy đặc điểm chung của các dự án cơ sở hạ tầng trên, nên chưa hiểu rõ “investment thesis” của Paradigm trong mảng cơ sở hạ tầng này là gì. Mình sẽ cập nhật thêm khi có thêm thông tin hoặc phân tích chuyên sâu.

Dự án về Dịch vụ cho người dùng cuối

Các dự án thuộc mảng Dịch vụ cho người dùng cuối được Paradigm đầu tư bao gồm:

  • TaxBit – Series B: Tháng 8/2021, TaxBit gọi vốn thành công 130 triệu đô ở định giá 1.33 tỉ đô tại Series B của dự án. Thương vụ được lead bởi IVP và Insight Partners, trong đó có sự tham gia của Tiger Global, Paradigm, 9Yards Capital, Sapphire Ventures, Madrona Venture Group.
  • Diem – Seed: Diem hoàn thành vòng gọi vốn trị giá không rõ vào tháng 3/2020, với sự tham gia của Paradigm.
  • MoonPay – Series A: Cuối tháng 11/2021, MoonPay công bố hoàn thành Series A thương vụ gọi vốn 555 triệu đô, ở định giá 3.4 tỉ đô. Thương vụ được đi đầu bởi Tiger Global Management và Coatue, với sự tham gia của Blossom Capital, Thrive Capital, Paradigm, và NEA.
  • Matrixport – Unknown: Tháng 12/2019, Matrixport hoàn thành vòng gọi vốn với sự tham gia của Paradigm ở định giá không rõ, số tiền không rõ.
  • Fireblocks – Series B: Tháng 11/2020, Paradigm dẫn đầu Series B trị giá 30 triệu đô, với sự tham gia của Cyberstarts, Tenaya Capital, Swisscom, Galaxy Digital, Digital Currency Group (DCG), và Cedar Hill Capital. Trong thương vụ đầu tư này, Fred Ehrsam cũng tham gia vào hội đồng quản trị của dự án Fireblock.
  • Argent – Series A: Tháng 3/2020, Argent công bố họ đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A trị giá 12 triệu đô, được đi đầu bởi Paradigm và có sự tham gia của founder Compound. Đây là một ứng dụng ví để lưu trữ, giao dịch các tài sản crypto phi tập trung.

⇒ Nhận xét: Các thương vụ đầu tư vào dịch vụ cho người dùng cuối được Paradigm đầu tư trong nhiều mảng, từ thanh toán tới ví, lĩnh vực thuế và nhiều lĩnh vực khác. Các thương vụ đầu tư cũng ở nhiều giai đoạn của các dự án, từ series A, B,… với các kích cỡ thương vụ nhỏ, tới các thương vụ lớn như MoonPay (555 triệu đô ở định giá 3.4 tỉ đô).

Thời gian đầu tư của Paradigm cũng trải dài cuối 2019 cho tới thời điểm hiện tại, chứng minh rằng họ vẫn giữ vững sự quan tâm liên tục tới mảng ứng dụng phục vụ người dùng cuối này trong suốt thời gian đầu tư.

Các khoản đầu tư khác

Các khoản đầu tư ở các lĩnh vực khác của Paradigm bao gồm:

  • BetDEX: Tháng 11/2021, BetDEX đã được Paradigm và FTX đầu tư 21 triệu đô seed round. Đây là ứng dụng cá độ bóng đá phi tập trung.
  • Genesis Digital Assets: Đây là một firm đào Bitcoin, họ được Paradigm đầu tư vào tháng 9/2021. Thương vụ này trị gía 431 triệu đô, trong đó có sự tham gia của NYDIG, Stoneridge, FTX, Ribbit, Electric Capital, Skybridge, và Kingsway Capital. Ngoài ra, Matt Huang cũng gia nhập vào firm này dưới chức vụ một trong những người quản trị công ty.
  • Lido: Staking solution đầu tiên và là lớn nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Tháng 5/2021, 73 triệu đô được gọi vốn trong vòng Treasury Diversification. Paradigm mua 51 triệu đô token LDO (15,120 ETH), trong khi 22 triệu đô còn lại được đầu tư bởi Coinbase Ventures, Three Arrows Capital, Jump Trading, Alameda Research, Digital Currency Group.
  • Amber Group – Series A: Tháng 2/2020, Amber gọi vốn thành công Series A trị giá 28 triệu đô đi đầu bởi Pantera, Paradigm, và có sự tham dự của Polychain Capital, Blockchain.com, Coinbase Ventures và Fenbushi Capital. Đây là một startups với nhiều sản phẩm dịch vụ crypto cung cấp cho nhiều đối tượng trong thị trường.
  • Gitcoin: Tháng 4/2021, Gitcoin gọi vốn thành công 11 triệu đô từ nhiều quỹ đầu tư lớn bao gồm Paradigm, 1kx, Electric Capital, IDEO, The LAO, MetaCartel Ventures, Naval Ravikant, Balaji Srinivasan.
  • Namebase: Dự án làm về domain hoạt động trên Handshake blockchain, được Paradigm và INBlockchain đầu tư vào tháng 11/2018 trong seed round của dự án. Số tiền dự án nhận đầu tư hiện tại không xác định.
  • Spacemesh: Tháng 9/2018, Spacemesh nhận đầu tư 15 triệu đô, được đi đầu bởi Polychain, có sự tham gia của MetaStable, Paradigm, Coinbase Ventures, Bain Capital, 1kx, Arrington XRP Capital, Danhua Capital, Gumi Crypto, Electric Capital, Collaborative Fund.

Đánh giá & Nhận xét về Paradigm

Nhìn vào portfolio của Paradigm, anh em có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của Paradigm:

  • Họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, không dành sự tập trung dành cho một ứng dụng nào đó đặc biệt.
  • Họ đầu tư cả vào các dự án tập trung hay phi tập trung, ở nhiều giai đoạn khác nhau của các dự án (từ seed tới Series A, B, C, D,…).
  • Họ không có thế mạnh về đầu tư các Layer 1, bằng chứng là số thương vụ layer 1 của họ khá ít ỏi, tuy nhiên họ đánh cược vào Cosmos, Mina và hai giải pháp Rollups.
  • Phần lớn các ứng dụng, Dapps họ đầu tư đều nằm trên Ethereum hoặc Layer 2 của Ethereum. Điều này cho thấy niềm tin mạnh mẽ của họ về sự phát triển của Ethereum và các ứng dụng trên nền tảng nhiều tiềm năng này.

Vào giữa tháng 11/2021, Paradigm vừa hoàn thành gọi vốn 2.5 tỉ đô để tiếp tục đầu tư vào các thương vụ crypto trong thời gian sắp tới – lớn hơn 300 triệu đô so với quỹ 2.2 tỉ đô mà a16z công bố vào giữa tháng 6/2021. Đây không chỉ là dấu hiệu rõ rệt cho thấy dòng tiền đang chảy mạnh vào thị trường crypto, mà còn cho thấy độ khủng của Paradigm khi gọi được số vốn lớn như vậy để tiếp tục đầu tư và hoạt động.

Sự liên hệ giữa Paradigm và các quỹ đầu tư khác

Bởi Fred Ehrsam từng là co-founder của Coinbase, nên khi sang xây dựng Paradigm, mối quan hệ của Paradigm và Coinbase Ventures có vẻ tương đối tốt, khi nhiều thương vụ đầu của Paradigm có sự tham gia của Coinbase Ventures.

Ngoài ra, mình chưa có thêm thông tin nào khác về mối quan hệ của Paradigm và các quỹ lớn khác trong thị trường.

Đánh giá Portfolio của Paradigm

Performance 

Đa phần các dự án do Paradigm đầu tư đều đã có sản phẩm và token. Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá hiện tại so với giá khởi đầu năm 2021) là:

  • ETH (Ethereum): 500%.
  • SC (Siacoin): 430%.
  • ATOM (Cosmos): 300%.
  • UNI (Uniswap): 270%.
  • KEEP (Keep): 230%.

Xu hướng đầu tư của Paradigm trong năm 2021

Anh em có thể thấy, trong năm nay, mảng Paradigm đầu tư nhiều nhất là NFT, Metaverse, Gaming. Họ cũng đầu tư vào nhiều ứng dụng trong mảnh CEX, DEX và Derivatives (họ tiếp tục đầu tư vào những dự án dẫn đầu ở các mảng), nhiều ứng dụng lending trên các nền tảng khác nhau, chứ không chỉ tập trung vào Ethereum như trước. Các giải pháp Layer 2 Rollups cũng được họ chú ý và đầu tư: Optimism và StarkWare.

Đặc biệt, trong nửa năm sau của 2021, các ứng dụng NFT, Metaverse, Gaming rất được họ quan tâm, chứng minh tầm nhìn của họ về việc thị trường này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Tổng kết

Trên đây là tổng quan về Portfolio và một số nhận định về xu hướng đầu tư của Paradigm, nếu anh em có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến nào khác, hãy comment ngay phía dưới để thảo luận cùng nhé!

Theo C98

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once