Những hiểu lầm và thách thức về bản quyền của NFT

spot_imgspot_img

Nhiều NFT và DAO được thiết kế để giúp người dùng có thể sở hữu hoặc bán các tác phẩm sáng tạo một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Chẳng hạn như, "EVERYDAYS: The First 5000 Days" của Beeple đã được bán đấu giá với giá 69 triệu USD. Tuy nhiên, tồn tại một số vấn đề khiến nhiều dự án đã gặp rắc rối do nhầm lẫn về cách áp dụng bản quyền cho NFT: 

  • Khi SpiceDAO mua một bản sao của pitchbook mà đạo diễn Alejandro Jodorowsky đã làm cho phiên bản chưa được quay của Dune, một số người mua hy vọng rằng thông qua cuốn sách sẽ đưa tầm nhìn của Jodorowsky lên màn ảnh rộng. Nhưng kế hoạch này nhanh chóng bị loại bỏ khi chủ sở hữu bản quyền Dune phủ quyết ý tưởng.
  • Lưu các bản sao của tác phẩm nghệ thuật từ các NFT phổ biến được cho là hành vi vi phạm bản quyền. 
  • Quentin Tarantino và Miramax đang vướng vào vụ kiện tụng về quyền đối với NFT Pulp Fiction.
  • Quá nhiều NFT sử dụng tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.

Quyền sở hữu NFT cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát đáng kể đối với tác phẩm sáng tạo, nhưng quyền kiểm soát đó không tự động có. Luật bản quyền không cấp cho chủ sở hữu NFT bất kỳ quyền nào trừ khi họ thực hiện các bước khẳng định để đảm bảo quyền đó. Rất ít dự án NFT thực hiện tất cả các bước cần thiết đối với bản quyền NFT. Vấn đề pháp lý nên là một phần trong quá trình thiết kế NFT, không phải là công việc sau cùng. 

Tài sản on-chain và off-chain

Đối với tài sản on-chain, bởi vì chúng tồn tại dưới dạng các mục trên blockchian nên quyền kiểm soát sẽ ở dạng private key, tức là chỉ cần biết private key là người dùng có thể chuyển quyền sở hữu tài sản cho một người khác. Mặt khác, các tài sản off-chain sẽ phức tạp hơn. Trong đó, mục trên blockchain được dùng để đại diện cho một tài sản vật lý ngoài thể giới thực, lấy ví dụ như khối tungsten cube. Bản thân khối này là một vật thể có thực, nặng 2.000 pound, cạnh dài 14,545 inch và nằm trong kho của Midwest Tungsten Service. Nhưng NFT Tungsten Cube là một mục trong smart contract được triển khai trên Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-1155. Khi người dùng giao dịch NFT Tungsten cube từ TungstenDAO, khối tungsten cube vật lý vẫn sẽ nằm ở Willowbrook, Illinois.

Mặc dù NFT Tungsten Cube không giống với khối vật lý, nhưng chúng có mối liên kết nhất định. Khi người sở hữu có được NFT, anh ấy cũng sẽ có quyền "xem, chụp ảnh hay chạm" vào khối vật lý. Nếu người sở hữu burn NFT, anh ấy sẽ nhận được cube vật lý. Nếu bán NFT cho ai khác thì người đó cũng có quyền truy cập vào khối lập phương tương tự như chủ sở hữu trước đó. Một số luật sư gọi kết nối này là "tethering". Theo đó, các quyền trong một tài sản off-chain (khối vật lý) được liên kết bằng một dây buộc vô hình với một tài sản on-chain (NFT).

Thực tế, có ba loại tài sản khác nhau liên quan đến một NFT:

Đầu tiên, NFT tồn tại trên trên blockchain:

Thứ hai, dạng khối vật lý trong kho: 

Thứ ba, quyền hợp pháp để kiểm soát khối vật lý. Nó sẽ là các quyền vô hình và không có sự tồn tại vật chất.

Quyền hợp pháp là thứ liên kết NFT on-chain với cube off-chain. Chủ sở hữu hiện tại của NFT có thể kiểm soát khối vật lý vì họ cũng sở hữu quyền pháp lý liên quan.

Vấn đề bản quyền (copyright)

Bản quyền hay copyright cũng giống như một tungsten cube ngoại trừ việc nó không có hình dạng vật lý cụ thể. Nếu một tungsten cube là một vật thể xác định, có hình dạng, kích thước và những tungsten cube khác nhau sẽ là các khối riêng biệt thì các tác phẩm sáng tạo lại khác. Chúng có thể là một bức ảnh hay thậm chí là một câu chuyện vô hình. Hơn nữa, chúng có thể tồn tại trong 1 đối tượng duy nhất. Một tác phẩm có thể tồn tại thành nhiều bản cùng một lúc như khi nhà xuất bản in hàng nghìn bản sách, hoặc khi một bức ảnh được hiển thị trên hàng triệu màn hình máy tính.

Bản quyền đối với một tác phẩm sáng tạo khác với quyền sở hữu đối với một vật thể vật chất. Chủ nhân của khối vật chất có thể di chuyển, điêu khắc hoặc nấu chảy nó và nếu người khác làm tác động vào khối, đồng nghĩa với việc họ vi phạm quyền tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên chủ sở hữu bản quyền không nhất thiết phải nắm giữ một bản cụ thể nào, chẳng hạn như Alice mua cuốn tiểu thuyết của Bob, thì Alice sở hữu quyển sách, nhưng Bob sở hữu bản quyền trên giấy tờ.

Quan trọng nhất, Bob có thể ngăn cản bất kỳ ai, kể cả Alice, tạo thêm bản sao cuốn tiểu thuyết của anh ấy. Nếu Alice muốn thực hiện một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Bob, cô ấy cần được Bob cho phép thông qua 2 cách. Thứ nhất, Alice có thể mua hoàn toàn bản quyền từ Bob, ta gọi đó là chuyển nhượng quyền sở hữu. Thứ 2, Bob có thể giữ bản quyền và cấp cho Alice một giấy phép để làm phim. Điểm khác biệt là nếu Alice trở thành chủ sở hữu mới thông qua hình thức chuyển nhượng, giờ đây cô ấy có quyền quyết định sử dụng tiểu thuyết với mục đích khác. Còn nếu Bob chỉ cấp giấy phép cho Alice, Alice chỉ có thể sử dụng tiểu thuyết với múc đích làm phim ban đầu, ngoài ra Bob vẫn nắm giữ quyền quyết định đối với tiểu thuyết.

Vấn đề sao chép NFT

NFT có thể kết nối với một tác phẩm sáng tạo theo một trong hai cách. Đầu tiên, nó có thể được sử dụng để kiểm soát bản sao của tác phẩm. Thứ hai, nó có thể được sử dụng để kiểm soát bản quyền của tác phẩm. 

Cụ thể, chủ sở hữu token SPICE có thể bán, cho vay hay hiển thị công khai các SPICE. Nhưng họ không thể mã hóa quyền sở hữu bản quyền đối với các tác phẩm sáng tạo cơ bản. Bản quyền của cuốn tiểu thuyết Dune vẫn thuộc về Frank Herbert. 

Luật bản quyền có một khái niệm không trực quan về "bản sao" là gì. “Bản sao” theo luật bản quyền của Hoa Kỳ là một dạng vật liệu (không phải là một bản ghi), trên đó tác phẩm được định hình bằng bất kỳ một phương tiện nào đã được biết hoặc sẽ phát triển trong tương lai và từ dạng vật liệu đó tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến, hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị.

Định nghĩa này bao gồm ổ cứng và SSD và đôi khi cả RAM. Mỗi máy tính tương tác với tác phẩm sẽ tạo ra một "bản sao" riêng biệt, ngay cả khi chỉ duyệt một trang web cũng tạo ra một bản sao của các hình ảnh trên đó trên máy tính. Do đó, bất kỳ NFT nào chứa tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số phải chứa một số lợi ích bản quyền (chuyển nhượng hoặc giấy phép), nếu không chủ sở hữu của NFT sẽ trở thành người vi phạm ngay khi họ cố gắng làm bất cứ điều gì với tác phẩm nghệ thuật.

Đặc biệt, việc cung cấp cho người mua NFT một bản sao của tác phẩm nghệ thuật là không đủ. Luật bản quyền của Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng việc chuyển nhượng bản quyền và chuyển nhượng bản sao là khác nhau:

Khi bạn chuyển giao một đồ vật cho người khác, kể cả bạn đã đưa cho họ bản gốc của đồ vật thì điều đó không có nghĩa là bạn đã giao quyền sở hữu đồ vật đó cho họ. Quyền sở hữu đồ vật vẫn thuộc về bạn trừ khi bạn và họ thực hiện một số thỏa thuật pháp lý riêng. NFT cũng tương tự như vậy, chủ sở hữu không nên cho rằng họ có quyền sử dụng tác phẩm nghệ thuật hoặc ngăn cản người khác sử dụng nó trừ khi NFT cung cấp cho chủ sở hữu lợi ích bản quyền thay vì chỉ quyền truy cập vào tác phẩm nghệ thuật.

Một số dự án NFT phổ biến, bao gồm cả CryptoPunks, được phát hành mà không có điều khoản bản quyền rõ ràng. Điều này là rủi ro về mặt pháp lý cho tất cả những người có liên quan. Kẻ thù có thể tiếp cận người tạo NFT, mua bản quyền tác phẩm nghệ thuật và sau đó kiện người mua NFT về hành vi vi phạm nếu họ đưa hình ảnh lên ảnh hồ sơ của họ, trên danh sách OpenSea,… Đây không phải là mục đích ban đầu của người sáng tạo và người mua. 

Sau khi CryptoPunks ra mắt, Larva Labs cố gắng bổ sung giấy phép bản quyền. Một số học giả pháp lý nghi ngờ liệu điều này có hiệu quả hay không. Thậm chí gần đây hơn Yuga Labs đã mua lại quyền đối với CryptoPunks và thông báo ý định cấp quyền thương mại cho chủ sở hữu token. Mặc dù nhiều chủ sở hữu CryptoPunks sẽ hoan nghênh sự thay đổi này, nhưng việc thay đổi các điều khoản cấp phép sau khi ra mắt và mint sẽ phức tạp hơn so với việc cấp trước.

Nói thẳng ra, một số NFT tạo ra rắc rối về bản quyền bằng cách sử dụng các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp từ các nghệ sĩ hoặc các tác phẩm nổi tiếng mà người tạo NFT không có liên hệ và không có giấy phép. Việc sao chép các tác phẩm này như một phần của tiếp thị NFT có thể vi phạm bản quyền. Ngoài ra, người tạo NFT có thể tham gia vào quảng cáo sai sự thật bằng cách ám chỉ rằng chủ sở hữu NFT sẽ nhận được quyền đối với các tác phẩm bị đánh cắp này. Trên thực tế, vì vi phạm bản quyền là "trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt", chủ sở hữu NFT sao chép tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp cũng có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm, ngay cả khi người tạo NFT lừa họ tin rằng nó đã được cấp phép đúng cách.

Nhiều người dùng tin rằng việc mint NFT của một tác phẩm sẽ tự động mang lại lợi ích bản quyền của tác phẩm cho họ. Một ví dụ đặc biệt là Andy Williams, người đã sản xuất một NFT video clip mô tả vụ giết con gái mình. Parker được khuyên rằng việc tạo ra một NFT sẽ cung cấp cho anh ta đủ quyền đối với video để xóa video khỏi các trang web như Facebook và YouTube. Nhưng bản quyền không hoạt động theo cách đó. Đài truyền hình đã quay clip sở hữu bản quyền và Parker không thể thay đổi điều đó chỉ bằng cách mint NFT.

Một lầm tưởng khác liên quan đến NFT là việc mint NFT giúp thực thi bảo vệ bản quyền chống lại những người vi phạm. Ví dụ, Giám đốc Blockchain của Associated Press đã lập luận rằng việc tạo NFT cho một số bức ảnh sẽ giúp người dùng trái phép xóa chúng dễ dàng hơn. Nhưng bản quyền đến từ luật bản quyền, không phải từ blockchain. Quy trình gửi đơn kiện bản quyền hoặc thông báo gỡ xuống theo DMCA không dễ dàng hơn chỉ vì bạn sở hữu NFT của tác phẩm. Để chắc chắn, trong tương lai Web3, nơi mọi thứ sẽ diễn ra trên blockchain, về mặt kỹ thuật, không thể xuất bản một bức ảnh mà không có sự cho phép rõ ràng của chủ sở hữu bản quyền, trừ khi được giao dịch blockchain chấp thuận. Nhưng trước hết, thế giới đó không phải là thế giới của ngày hôm nay, thứ hai một thế giới mà không thể phát biểu nếu không có sự cho phép trước sẽ vô cùng lạc hậu. Nó sẽ hoàn toàn chống lại các giá trị tự do và cởi mở mà blockchain được cho là đại diện cho.

Chuyển nhượng bản quyền

Trên thực tế, việc chuyển nhượng quyền sở hữu bản quyền cho chủ sở hữu NFT cũng là một vấn đề phức tạp. Hãy xem xét Điều khoản & Điều kiện của Bored Ape Yacht Club:

1. Sở hữu NFT. Mỗi Bored Ape là một NFT trên Ethereum. Khi bạn mua một NFT, bạn sở hữu hoàn toàn Bored Ape.

Thông thường, người ta sẽ nghĩ chuyển giao bản quyền sẽ hoạt động theo cách này: Khi Alice mua NFT WoodChucker, cô ấy đã nhận được bản quyền. Khi cô bán NFT cho Bob, Bob có bản quyền. Như vậy, Alice đã chuyển giao quyền sở hữu bản quyền cho Bob. 

Tuy nhiên, thực tế bản quyền không hoạt động theo cách này. Luật bản quyền của Hoa Kỳ đặt ra các ngưỡng cao để chuyển quyền sở hữu bản quyền. Mục 204 (a) của Đạo luật Bản quyền quy định:

"Việc chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ vô hiệu trừ khi có các văn bản chuyển nhượng, hướng dẫn chuyển nhượng hoặc bản ghi nhớ được lập thành văn bản và có chữ ký của chủ sở hữu quyền được chuyển nhượng hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu đó." 

Vấn đề lớn hơn là chủ sở hữu bản quyền Woodchuck Labs đã không "ký" vào các điều khoản của BAYC. Không có chữ ký, không thể chuyển quyền sở hữu bản quyền cho Alice.

Về lý thuyết, Woodchuck Labs có thể sửa chữa chữ ký bị thiếu bằng cách sửa đổi các điều khoản để thêm một dòng chữ ký. Theo Đạo luật E-SIGN, ngay cả một chữ ký điện tử như tên của một người được in bằng phông chữ script có thể được “gắn vào hoặc liên kết một cách hợp lý với hợp đồng hoặc hồ sơ khác và nhằm mục đích ký kết các bản ghi do những người thực hiện hoặc thông qua”. Trên thực tế, tòa án cho rằng việc nhấp vào "Tôi đồng ý" với các điều khoản của trang web khi bạn tạo tài khoản của mình là đủ để xác nhận. 

Thật không may, do yêu cầu về chữ ký nên không có sự chuyển nhượng bản quyền đã ký từ Alice sang Bob. Nếu không có chuyển nhượng đã ký, Alice vẫn sở hữu bản quyền chứ không phải Bob.

Tồn tại sự khác biệt rõ ràng giữa smart contract và hợp đồng pháp lý. Alice đã gọi smart contract ERC-721 transferFrom để chuyển Bored Ape cho Bob và đã áp dụng chữ ký mật mã của mình vào smart contract. Nhưng phương pháp này là điều khoản smart contract, không phải điều khoản hợp đồng pháp lý. Smart contract không đề cập đến bản quyền hoặc liên kết đến các điều khoản của BAYC. Alice vẫn chưa thực hiện các bước hay giấy tờ liên quan để từ bỏ quyền sở hữu của mình chính vì vậy về mặt pháp lý Alice vẫn là người nắm giữ bản quyền. 

Chuyển từ smart contract đến các điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Việc thêm các tài sản off-chain như tungsten cube và bản quyền càng khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Mặc dù thay đổi quyền sở hữu các tài sản này đòi hỏi các hiệu ứng off-chain, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể tương tác với các tài sản đó nhờ vào smart contract trên blockchain. Cho nên đối với những người dùng chỉ giao dịch với smart contract, họ cho rằng họ không cần đến hợp đồng pháp lý. 

Giải pháp về giấy phép bản quyền

Có một cách khác để cấu trúc bản quyền NFT để tránh vấn đề về chữ ký. Thay vì chuyển quyền sở hữu cho từng chủ sở hữu NFT, người mint NFT có thể sử dụng giấy phép bản quyền. Người sáng tạo giữ quyền sở hữu bản quyền và cung cấp giấy phép trực tiếp cho từng chủ sở hữu NFT.

Thoạt nhìn, điều này có vẻ phức tạp vì bây giờ người tạo phải giao dịch trực tiếp với mọi chủ sở hữu NFT, thay vì chỉ với chủ sở hữu đầu tiên. Nhưng nó có một ưu điểm lớn là giấy phép bản quyền không cần phải ký như chuyển nhượng bản quyền. Carol và Woodchuck Labs không cần phải lấy chữ ký của Alice và Bob. Thay vào đó, Woodchuck Labs có thể chỉ cần viết các điều khoản của mình để các giấy phép tự động được cấp cho mỗi chủ sở hữu NFT ngay sau khi họ có được NFT.

Người tạo NFT cần phải suy nghĩ kỹ về cách cấu trúc các điều khoản của họ để đảm bảo rằng chủ sở hữu NFT thực sự nhận được giấy phép bản quyền cần thiết cho tác phẩm nghệ thuật liên quan đến NFT và giấy phép bản quyền dễ sử dụng hơn nhiều so với chuyển quyền sở hữu hoàn toàn.

Quyền phái sinh

Không ai có thể giải thích tại sao Bored Apes lại phát triển về mặt văn hóa và kinh tế. Nhưng tồn tại một ý kiến cho rằng các điều khoản của Bored Apes cho phép chủ sở hữu tạo ra các tác phẩm phái sinh rộng rãi hơn dựa trên chúng. Cụ thể, Yuga Labs LLC cấp cho bạn giấy phép không giới hạn trên toàn thế giới để sử dụng, sao chép và trưng bày tác phẩm đã mua với mục đích tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm.

Vấn đề đầu tiên ở đây là việc cấp phép này không phù hợp với tuyên bố trong hai đoạn trên của điều khoản BAYC rằng "Khi bạn mua một NFT, bạn hoàn toàn sở hữu Bored Ape”. Nếu Alice thực sự “sở hữu hoàn toàn” tác phẩm nghệ thuật, thì Yuga Labs không còn gì để cung cấp và giấy phép sử dụng thương mại là không cần thiết. 

Vấn đề thứ hai là thời hạn không phù hợp với các chuyển nhượng hạ nguồn. Giả sử Alice sở hữu WoodChucker 12345. Cô ấy cho phép nhà làm phim Fern tạo ra một loạt video dựa trên WoodChucker 12345. Những video đó là tác phẩm phái sinh theo luật bản quyền và Fern sở hữu bản quyền đối với những video này. Bây giờ, Alice quyết định bán Woodchuck 12345 cho Bob. Giấy phép của Fern nên được xử lý như thế nào?

Một câu trả lời đơn giản là vì giấy phép bản quyền để sử dụng WoodChucker 12345 của Alice chấm dứt khi quyền sở hữu NFT của cô ấy chấm dứt, nên bất kỳ giấy phép con nào cô ấy đã cấp cũng vậy. Điều này có nghĩa là thời điểm Alice bán nó cho Bob, những video này sẽ không còn được cấp phép và nếu Fern tiếp tục phát những video này thì sẽ vi phạm bản quyền. Như vậy, giải pháp này làm cho quyền đối với các tác phẩm phái sinh trở nên vô giá trị.

Một câu trả lời khác là giấy phép của Fern vẫn có hiệu lực đầy đủ. Sau khi Alice đưa cho Fern giấy phép, Bob không thể làm gì với giấy phép đó. Điều này bảo vệ Fern và do đó bảo vệ hoạt động kinh doanh cấp phép của Alice. Nhưng nó cũng có thể tạo ra tranh cãi.

Có thể các giấy phép phải đi cùng với chính NFT, tương tự như trong bất động sản. Nếu Alice sở hữu một mảnh đất và cấp cho Telecorp một "khu đất" để chạy cáp quang dưới một góc của khu đất, thì khu đất này sẽ vẫn tồn tại sau khi Alice bán đất cho Bob. Đó không chỉ là cam kết cá nhân của Alice với Telecorp. Khi Bob mua đất từ ​​Alice, anh ta đảm nhận vai trò của Alice. Anh ta không chỉ thừa kế quyền của cô ấy đối với mảnh đất (chẳng hạn như xây nhà hoặc trồng trọt), mà còn cả nghĩa vụ của cô ấy (cho phép Telecorp tiếp tục điều hành tuyến cáp).

Tương tự, khi Bob mua NFT từ Alice, anh ta không chỉ kế thừa các quyền của Alice trong bản quyền đối với Bored Ape 12345, mà anh ta còn thừa hưởng bất kỳ hạn chế hoặc nghĩa vụ nào mà Alice phải chịu. 

Nếu Alice có thể tự do mã hóa bản quyền tác phẩm nghệ thuật theo cách này, thì điều đó sẽ hạn chế quyền của Bob. Khi anh ta mua NFT, anh ta mua ít hơn toàn bộ quyền mà Alice đã mua. Alice chia bản quyền, giữ một phần cho riêng mình. Nếu Bob tham gia thị trường NFT, anh ta sẽ phải điều tra toàn bộ chuỗi quyền sở hữu các NFT mà anh ta mua để đảm bảo rằng không có Alice nào lặng lẽ từ bỏ một phần bản quyền trước anh ta. Nhu cầu điều tra này đi ngược lại với các đặc tính của crypto là cần được thực hiện công khai và on-chain. Vì vậy, một giấy phép độc quyền được ký bởi một chủ sở hữu có thể không hoạt động với NFT.

Cho đến nay, tồn tại 3 khả năng khác nhau cho những gì xảy ra khi Alice bán NFT cho Bob:

1. Giấy phép của Fern chấm dứt.

2. Giấy phép của Fern vẫn tiếp tục, nhưng Bob có thể cấp phép các quyền tương tự cho Georg.

3. Giấy phép của Fern vẫn tiếp tục và Bob không thể cấp các quyền tương tự cho Georg.

Khả năng thứ tư là giấy phép của Fern để tạo ra các tác phẩm phái sinh mới khác chấm dứt, nhưng họ có thể tiếp tục sử dụng các tác phẩm phái sinh hiện có mà họ đã tạo. Đây là cách luật bản quyền giải quyết một số trường hợp chấm dứt giấy phép. 

Không chắc chắn ràng có một giải pháp tốt nhất cho tất cả các dự án. Những gì phù hợp với Bored Apes có thể không đúng đối với một dự án NFT dựa trên các tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm văn học. Thay vào đó, người tạo NFT cần suy nghĩ về những vấn đề này, thảo luận với cộng đồng và sau đó thông báo rõ ràng về cách thức hoạt động của giấy phép về copyright liên quan đến NFT.

Kết luận

Nhiều dự án NFT nhằm mục đích chuyển giao bản quyền cũng như quyền sở hữu đối với chính NFT. Đây là mục tiêu thiết kế cốt lõi, ngang hàng với việc tạo ra nội dung hấp dẫn và khiến việc chuyển nhượng không thể hủy ngang. Mặc dù vậy, nhiều dự án dường như chỉ quan tâm đến các khía cạnh kỹ thuật và mỹ thuật hơn là khía cạnh pháp lý của thiết kế.

Đây có thể là một sai lầm lớn. Cơ sở hạ tầng pháp lý mà các blockchain vận hành cũng phức tạp và đầy cạm bẫy như cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mặc dù một số dự án tiền điện tử và Web3 nhằm thoát khỏi hệ thống pháp luật hiện tại hoặc thay thế hoàn toàn hệ thống này, thì nhiều dự án NFT sáng tạo thì không. Chúng được thiết kế để hoạt động trong hệ thống pháp luật hiện có, cho phép mọi người tạo ra tác phẩm nghệ thuật mới và thú vị, đồng thời thương mại hóa nó bằng cách sử dụng luật hợp đồng, tài sản và bản quyền trong thế giới thực.

Một số giấy phép NFT hiện có không phù hợp với mục đích. Họ không làm cho lợi ích bản quyền đi cùng với NFT theo cách mà họ dự định. Nếu mã là luật, thì các giấy phép này là mã bị lỗi. Những người tạo NFT có trách nhiệm sẽ không khởi chạy một dự án được xây dựng trên thư viện smart contract với các lỗ hổng chưa được vá. Họ cũng nên chú ý đến các luật và quy định mà họ dựa vào, nếu không sẽ dẫn đến kết quả xấu. 

James Grimmelmann, Yan Ji, Tyler Kell

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once