Nghiên cứu mới tuyên bố lệnh cấm của Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn lượng phát thải carbon của Bitcoin

spot_imgspot_img

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong không gian tiền điện tử là ô nhiễm môi trường. Đối với loại tiền theo thuật toán đồng thuận Proof of Work, mọi người quan tâm đến phát thải carbon. Nhưng một nghiên cứu dưới đây chứng minh hoạt động đào phù hợp tại Trung Quốc hơn các nước khác.

Trước đây, các thợ đào Bitcoin chủ yếu tập trung ở Trung Quốc. Hoạt động khai thác đã phát triển mạnh ở quốc gia này trong vài năm. Nhưng kể từ khi chính phủ đã cấm tất cả hoạt động liên quan đến tiền điện tử từ năm 2017. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiền điện tử đã phải vứt áo tha hương. Nhờ vậy, nhiều quốc gia khác lại khá thân thiện chào đón nhóm thợ đào.

Lệnh cấm khai thác không giảm lượng đào thải carbon

Đỉnh điểm khi chính phủ ban hành một lệnh cấm quyết liệt đối với tiền điện tử. Sau đó, chính phủ buộc một số sàn giao dịch tiền điện tử và các công ty khai thác phải đóng cửa và chuyển đến địa điểm mới.

Quyết định của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc trong việc kiểm soát ngành công nghiệp này tuân theo cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình. Từ đó, Trung Quốc đặt mục tiêu mức độ trung lập carbon trong 4 thập kỷ tới. 

Tuy nhiên, tạp chí Joule đã tiết lộ điều bất ngờ từ nghiên cứu về khai thác tiền điện tử. Bài viết đã tiết lộ rằng lệnh cấm này đã không thành công trong việc giảm lượng khí thải carbon. Nhưng sự thất thoát về tài chính đã diễn ra kèm theo đó.

Theo các nhà nghiên cứu từ Joule, lệnh cấm từ Trung Quốc đã làm tăng lượng khí thải carbon. Vì khi rời khỏi đất nước, các thợ mỏ cũng không còn sử dung năng lượng từ thủy điện. Mặc dù nhiều nhóm thợ đào cam kết chuyển sang nguồn năng lượng xanh. Nhưng cuộc di cư khiến vấn đề ô nhiễm giảm ở Trung Quốc nhưng tạo gánh nặng cho phạm vi rộng hơn.

Thợ đào có xu hướng giảm sử dụng năng lượng tái tạo

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng các thợ đào giảm sử dụng năng lượng tái tạo. Kể từ tháng 8 năm ngoái, thợ đào đã giảm sử dụng năng lượng tái tạo từ gần 42% xuống còn khoảng 25%.

Nghiên cứu tiếp tục cho thấy Bitcoin tạo ra hơn 65 megaton carbon dioxide hàng năm. Lượng phát thải này vượt quá mức phát thải của một quốc gia như Hy Lạp, đã đăng ký khoảng 57 megaton vào năm 2019. Một trong những tác giả của nghiên cứu, Alex de Vries, nói rõ hơn rằng việc di dời các công ty khai thác sang các nước như Mỹ và Kazakhstan đã làm giảm việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. 

Ví dụ ở Kazakhstan, những thợ mỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn điện được tạo ra từ các nhà máy đốt “than cứng”. Đều này gây ô nhiễm nhiều hơn lúc thợ mỏ hoạt động các trang trại ẩm ướt ở Trung Quốc. Bởi vì, nguồn năng lượng từ thủy điện vốn dồi dào tại Trung Quốc nhưng còn hạn chế tại Kazakhstan. Nên hoạt động khai thác tại Trung Quốc có phần bảo vệ môi trường hơn các nước khác.

Như hiện tại, khai thác Bitcoin hiện nay ít thân thiện với môi trường hơn. Vì cường độ carbon từ hoạt động đào đã tăng 17%. Báo cáo này mâu thuẫn với nhiều báo cáo ủng hộ tiền điện tử khác về trạng thái khai thác Bitcoin. Theo báo cáo của hội đồng khai thác Bitcoin, ngành công nghiệp sử dụng hơn 58% năng lượng tái tạo để khai thác tài sản kỹ thuật số.

Theo BeInCrypto

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once