Mining Bitcoin có khả năng phát triển thành một giải pháp an ninh mạng tài chính trong tương lai

spot_imgspot_img

Khi mạng Bitcoin phát triển, các quốc gia nhận ra rằng họ muốn có tiếng nói lớn hơn trong định hướng và hoạt động tổng thể của mạng lưới. Để đạt được điều đó, việc nắm giữ hashrate toàn cầu là rất quan trọng. Bằng cách thúc đẩy mining trong nước, nhà nước cũng có thể đảm bảo rằng quyền kiểm soát mạng không rơi vào tay kẻ thù.

Mua và hold Bitcoin (BTC) không mang lại sức mạnh cho mọi người

Việc mua và hold Bitcoin không phải là thứ mang lại cho mọi người sức mạnh từ mạng Bitcoin. Hold Bitcoin đơn giản chỉ là hưởng lợi từ sự phổ biến và tăng trưởng của mạng về mặt giá cả, nó cung cấp cho người dùng các tính năng như sở hữu một tài sản hiếm có thể được giao dịch nhanh chóng và giá rẻ mà không cần đến sự cho phép từ bất kỳ trung gian nào.

Tuy nhiên, tính bảo mật, tính toàn vẹn và sự phát triển của mạng phụ thuộc vào người viết code, miner và hàng nghìn node riêng lẻ liên tục theo dõi blockchain mỗi ngày. Nói cách khác, thay vì hold bitcoin như cổ phiếu, tốt hơn là nên có cổ phần trong chính mạng lưới bitcoin, và quan trọng nhất là trở thành một miner.

Đối với Bitcoin, phần lớn sức mạnh nằm ở tỷ lệ băm (hash rate). Điều này quyết định mining là vấn đề an ninh quốc gia. Cụ thể, an ninh quốc gia là một thuật ngữ thường được sử dụng hay thậm chí là lạm dụng để biện minh cho các chính sách giám sát, triển khai quân sự, công nghệ hoặc thực thi pháp luật khác. Theo nghĩa tích cực nhất thì an ninh quốc gia là một thế phòng thủ được thiết kế để đảm bảo an ninh, ổn định và chủ quyền của một cơ quan tài phán nhất định, một bước đệm để hướng tới sự phân phối quyền lực toàn cầu công bằng hơn và có thể có hòa bình.

Khi mạng Bitcoin phát triển, các quốc gia nhận ra rằng họ muốn có tiếng nói lớn hơn trong định hướng và hoạt động tổng thể của mạng lưới. Để đạt được điều đó, việc nắm giữ hashrate toàn cầu là rất quan trọng. Bằng cách thúc đẩy mining trong nước, nhà nước cũng có thể đảm bảo rằng quyền kiểm soát mạng không rơi vào tay kẻ thù.

Quyền lực trên mạng Bitcoin

Sức ảnh hưởng của miner tỷ lệ thuận với sức mạnh tính toán hoặc công việc mà họ đưa vào mạng. Đây được gọi là giá trị băm (hash value). Nhiều công việc hơn có nghĩa là có nhiều ảnh hưởng hơn.

Tuy nhiên, ảnh hưởng này rất hạn chế. Miner không thể tạo bitcoin bổ sung, lấy cắp bitcoin hoặc thay đổi code cơ bản. Thay vào đó, quy tắc của mạng là đảm bảo rằng các giao dịch thực sự được thực hiện và được đưa vào blockchain.

Mining Proof-of-work là một phần không thể thiếu đối với hoạt động của blockchain Bitcoin. Trên khắp thế giới, các miner đang tìm kiếm nguồn năng lượng rẻ để vận hành giàn máy đào ở công suất tối đa với chi phí thấp nhất có thể. Càng tích lũy được nhiều hashrate, các miner càng có cơ hội giành được block tiếp theo, từ đó kiếm được phần thưởng mining là 6,25 BTC. Điều quan trọng là miner phải thêm phiên bản "giao dịch thực" được ghi lại vào sổ cái bitcoin toàn cầu.

Trong hệ thống này, một block bản ghi mới được thêm vào chuỗi cứ khoảng 10 phút một lần. Khi block được xác minh và xác nhận, giao dịch sẽ được ghi lại vĩnh viễn on-chain. Tuy nhiên, các node khác nhau trên thế giới cần phải chấp nhận các block mới này. Nếu tất cả các quy tắc của protocol Bitcoin thực sự được tuân thủ và không xảy ra tiêu thụ hoặc thao túng, block sẽ tự động được chấp nhận.

Chi phí cố gắng can thiệp vào việc thay đổi hồ sơ giao dịch của Bitcoin là rất cao. Trước hết, holder Bitcoin cần sở hữu 51% tổng số Bitcoin lưu thông để có quyền thay đổi hồ sơ giao dịch trên blockchain Bitcoin. Thứ hai, nếu một block giao dịch bị lỗi vượt qua, nhưng sau đó bị từ chối bởi hầu hết các node do hồ sơ không nhất quán, thì bất kỳ phần thưởng nào được liên kết với block đó sẽ bị hủy. Do đó nỗ lực giả mạo hồ sơ giao dịch của Bitcoin có thể khiến các miner mất nhiều hơn số tiền mà họ kiếm được.

Tuy nhiên, bản chất phi tập trung của Bitcoin khiến bảo mật của nó có thể bị xâm phạm nghiêm trọng nếu một miner hay một executor (người thực thi) đại diện cho một quốc gia chiếm được phần lớn hashrate (tức là 51%). 

Để hiểu mối quan tâm đến hashrate toàn cầu hỗ trợ an ninh quốc gia và cuối cùng là tăng cân bằng địa chính trị, ta phải xem xét từ một số góc độ khác nhau.

Sàn giao dịch Binance trải qua một vụ hack khiến số BTC trị giá 40 triệu USD đã bị rút khỏi vault của nó. Giám đốc điều hành của công ty, Changpeng Zhao, sau đó đã công khai ý tưởng về việc "rollback" blockchain Bitcoin và việc này sẽ đưa số tiền bị đánh cắp trở lại quyền quản lý của Binance. Để làm được điều này, cần phải thuyết phục hầu hết các miner và các nhà khai thác node tuân theo kế hoạch.

Đồng thuận là rất quan trọng đối với sự phục hồi của blockchain non trẻ. Mạng Ethereum được sử dụng bởi Microsoft (MSFT), JPMorgan Chase (JPM), Amazon (AMZN) và các công ty khổng lồ khác, và có vốn hóa thị trường hơn 300 tỷ USD. Đó là kết quả của việc khôi phục đó. Về mặt kỹ thuật, đó là một fork. 

Khi mạng cần được nâng cấp, các cơ chế giúp đảm bảo blockchain khó thay đổi cũng rất quan trọng. Hashrates thúc đẩy tính toàn vẹn và thay đổi của toàn bộ blockchain và thể hiện tầm ảnh hưởng nhằm thực thi các quy chuẩn và ngăn chặn lạm dụng trên mạng, tất cả đều yêu cầu sự đồng thuận giữa những người sở hữu token.

Hiện tại, Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều hashrate nhất. 

Nếu Mỹ không có miner và tất cả quyền lực hash nằm ở Nga. Điều này sẽ không mang lại điềm báo tốt cho các nhà đầu tư bitcoin hoặc các nhà đầu tư vào các công ty được niêm yết tại Hoa Kỳ như MicroStrategy (MSTR) và Tesla (TSLA). Tương tự như vậy, nếu sức mạnh hash của Bitcoin không bị chi phối bởi Nga, mà bởi Hoa Kỳ và các đồng minh thì điều này sẽ ngăn giới tinh hoa của Nga lưu trữ tài sản của họ bằng bitcoin và cản trở những nỗ lực tiềm năng của Nga trong việc sử dụng bitcoin trong thương mại toàn cầu.

Tất nhiên, không phải tất cả quyền lực đều tập trung vào các miner. Bitcoin không thể được vũ khí hóa hoặc can thiệp dễ dàng nếu không có sự đồng ý của đa số các node riêng lẻ. 

Tất cả những cá nhân trên khắp thế giới đến những miner quy mô công nghiệp có tiềm năng trở thành một phần của địa chính trị. Điều đó nói lên rằng, những miner sống trong một khu vực pháp lý chung không nhất thiết phải có các giá trị giống nhau, chúng ta cũng không nên giả định một thỏa thuận giữa miner và nhà nước. Nhưng chúng ta có thể thấy trước việc hình thành một nhóm thông qua việc thành lập các hiệp hội (ví dụ: Hội đồng khai thác Bitcoin), các cơ sở mining do nhà nước tài trợ (ví dụ: El Salvador) hoặc một số quy định mà ít nhất các công ty mining công phải tuân thủ. 

Cuối cùng, đồng thuận không phải là về sự đồng nhất, mà là về việc duy trì sự cân bằng quyền lực.

Trừ khi toàn bộ dân chúng quyết định cấm Bitcoin, mỗi khu vực tài phán đều có động cơ để đạt được hashrate toàn cầu, giống như các miner trong nước cạnh tranh để giành được hashrate địa phương. Ở Nga, điều này có thể là để mine bitcoin mới để tạo ra của cải địa phương, dẫn đường an toàn cho thương mại, nhưng cũng để bảo vệ tài sản của công dân, các công ty đầu tư vào và có thể là dự trữ nhà nước trong tương lai.

Không giống như các ứng dụng và hầu hết các loại tiền điện tử, Bitcoin không có giám đốc điều hành hoặc trụ sở chính, nó là một mạng lưới mở và phi tập trung. Do đó, bất kỳ nỗ lực nào để điều chỉnh ở cấp độ giao thức hoặc xung quanh bảo mật đều yêu cầu quyền hashrate trong khu vực pháp lý liên quan. 

Tóm lại, việc có cổ phần trong hashrate toàn cầu là rất quan trọng.

Hướng tới cân bằng Địa chính trị

Thị phần của Bitcoin trong hệ thống tài chính toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng. Ngày nay, Bitcoin đang tiến gần đến tiếp nhận rộng rãi của cộng đồng với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển internet.

Cả cá nhân và công ty đều có mong muốn tiết kiệm bằng Bitcoin hoặc đưa tài sản này vào bảng cân đối kế toán của họ. Đặc biệt là trong hai năm qua, nhiều người bình thường, tỷ phú, tập đoàn, quỹ đầu cơ và thậm chí cả các quốc gia đều rất nhiệt tình và gần như là hoàn toàn đón nhận Bitcoin. 

Sẽ ngày càng trở nên rõ ràng tại sao giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của mạng blockchain và lớp tài sản này có thể bao gồm sự tranh giành hashrate, trong khi cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý đều nhận ra rằng bản thân việc tham gia vào hoạt động của mạng là vì lợi ích công cộng dài hạn một cách tốt nhất .

Bitcoin cung cấp một tài sản có thể đầu tư, holder được hưởng lợi từ nguồn cung khan hiếm và khả năng miễn nhiễm với việc hoạch định chính sách và in tiền tùy tiện. Hơn nữa, nó cung cấp một mạng lưới toàn cầu để thanh toán các loại tiền tệ có nguồn gốc từ internet, không bị kiểm soát bởi bất kỳ đơn vị nào. Nó cung cấp một layer cơ sở thay thế cho sự phát triển của một hệ thống tài chính toàn cầu công bằng hơn, phi biên giới và dân chủ trong thiết kế. Nó cấu thành việc giải trừ vũ khí tài chính, trong khi vẫn cho phép các các yêu cầu đạo đức mấu chốt có tác động đến sự đồng thuận và thực thi.

Khi cộng đồng nhà đầu tư Bitcoin toàn cầu tiếp tục mở rộng, tầm quan trọng của việc có hashrate sẽ tăng lên, và rủi ro không có cũng sẽ khiến việc mining Bitcoin trở thành vấn đề an ninh quốc gia.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once