Liệu các token đòn bẩy có chiếm ưu thế trên thị trường?

spot_imgspot_img

ETF (Exchange Traded Fund) là một quỹ hóa đổi danh mục, được thành lập trên cơ sở mô phỏng tỷ suất lợi nhuận của các chỉ số cổ phiếu, trái phiếu hoặc một loại tài sản, hàng hóa nào đó như giá vàng, giá dầu, tỷ giá hối đoái, v.v. Không giống như các sản phẩm quỹ chung khác, giá của ETF cần theo dõi và duy trì mối quan hệ neo với giá của một chỉ số hoặc tài sản cụ thể.

ETF đang ngày càng phát triển

ETF đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính truyền thống. Các đặc điểm của quỹ như chi phí thấp, hiệu quả cao, hoạt động minh bạch không chỉ đáp ứng nhu cầu phân bổ tài sản thị trường mà còn quản lý rủi ro. Đồng thời, các hàng hóa hoặc tài sản liên quan đến các ETF được thị trường công nhận cao và là công cụ đầu tư không thể thiếu trên thị trường vốn.

Vào năm 1993, quỹ ETF đầu tiên trên thế giới theo dõi S&P 500, chứng chỉ lưu ký của Standard & Poor (SPDR), đã được ra mắt trên một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Là đơn vị ủy thác đầu tư dài hạn, chứng chỉ này trả cổ tức cho nhà đầu tư hàng quý. Năm 2004, quỹ ETF đầu tiên ở Trung Quốc, quỹ đầu tư chứng khoán chỉ số mở SSE 50 (China AMC SSE 50ETF), ra đời. Quỹ chỉ số do China Asset Management Co., Ltd. phát hành này chiếm thị phần lớn trong số các quỹ chỉ số nhờ lợi thế về mức phí thấp và hiệu quả cao. Kể từ đó, các sản phẩm ETF đã trở nên phổ biến hơn ở Trung Quốc.

Vào tháng 4 năm nay, "Báo cáo thường niên về phát triển ngành ETF (2021)" do sàn Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến công bố cho thấy quy mô của các sản phẩm ETF nội địa vào năm 2021 đạt 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 30,55% so với năm trước, đồng thời, cả số lượng và quy mô sản phẩm đều đạt mức cao mới trong mười năm qua. Với dòng vốn liên tục đổ vào thị trường ETF toàn cầu vào năm 2021, số lượng sản phẩm ETF toàn cầu và quy mô tài sản sẽ tiếp tục tăng lên, đạt hơn 10 nghìn tỷ USD. Trong đó, thị trường ETF Mỹ chiếm 70,2% tổng quy mô.

Là một hình thức sáng tạo của ETF, một số ETF phi truyền thống theo dõi các chỉ số và chiến lược phái sinh, chẳng hạn như leveraged ETF (ETF đòn bẩy) và inverse ETF (ETF đảo ngược), được hình thành. Trong đó, ETF đòn bẩy đề cập đến các ETF có thể sử dụng đòn bẩy hay còn được hiểu là các công cụ tài chính phái sinh và nợ để tăng tỷ suất lợi nhuận và thu về gấp đôi hoặc gấp ba. Ngoài ra, các ETF còn được biết đến với 2 kiểu là ETF dài hạn và ETF ngắn hạn, trong đó, ETF đòn bẩy thường là ETF dài hạn còn ETF đảo ngược thường là ETF ngắn hạn.

Vào tháng 2 năm 2005, Thụy Điển đã tung ra một quỹ ETF đảo ngược đầu tiên (XACT Bear), theo dõi chỉ số OMXS30 và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Quỹ ETF này được thiết kế để thu được khoảng 1,5 lần lợi tức hàng ngày nghịch đảo với sự thay đổi của chỉ số. Vào tháng 6 năm 2006, ProFunds liên tiếp tung ra 8 quỹ ETF đòn bẩy và nghịch đảo trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, điều này gây ra phản ứng mạnh mẽ trên thị trường.

Kể từ đó, các sản phẩm ETF đòn bẩy và đảo ngược đã nhanh chóng mở rộng sang thị trường Châu Âu và Châu Á, từ equity ETF (ETF vốn cổ phần) và inverse equity ETF (ETF vốn cổ phần nghịch đảo) cho đến inverse bond ETF (ETF trái phiếu đảo ngược) và leveraged commodity ETF (ETF hàng hóa đòn bẩy). Đặc biệt là vào năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm bán khống vô căn cứ (nghiêm cấm nhà đầu tư bán cổ phiếu hoàn toàn không tồn tại). Các ETF đảo ngược không nằm trong phạm vi của lệnh cấm, các ETF đòn bẩy đạt được sự phát triển bùng nổ.

Đầu năm 2018, ETF tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, Amun Crypto Basket Index ETF (ký hiệu giao dịch: HODL), đã được niêm yết trên Sàn giao dịch Thụy Sĩ SIX. ETF này theo dõi Amun Crypto Basket Index – Chỉ số giỏ tiền điện tử Amun (HODL5), hiệu suất giá của Bitcoin, Ethereum, Ripple, Bitcoin Cash và Litecoin.

Vào tháng 2 năm 2021, một ETF Bitcoin được gọi là Purpose Bitcoin ETF (BTCC) đã ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán Toronto ở Canada, hỗ trợ giao dịch mua bằng đô la Canada và đô la Mỹ. Tám tháng sau, sàn giao dịch chứng khoán New York cũng chào đón ETF Bitcoin đầu tiên của mình, ProShares Bitcoin Strategy ETF (BITO).

Vào tháng 4 năm 2021, tiền điện tử đầu tiên trên thế giới sử dụng ETF, Beta Pro Bitcoin ETF (BITI), đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Toronto. Là một ETF đảo ngược, lợi nhuận của nó có tương quan nghịch với giá Bitcoin.

Đối với các nhà đầu tư, ETF đòn bẩy mang lại lợi ích đầu tư thuận tiện. Ví dụ: BITI cung cấp cho các nhà đầu tư một cách để bán Bitcoin mà không cần mở tài khoản ký quỹ hoặc bán khống hợp đồng tương lai (future contract). Đối với những nhà đầu tư tin rằng giá Bitcoin bị thổi phồng và cần điều chỉnh, các ETF đòn bẩy có thể nắm bắt một phần cơ hội này.

Cụ thể, với tư cách là một phương thức giao dịch sáng tạo, ETF tiền điện tử đòn bẩy có rào cản gia nhập thấp hơn so với các công cụ đầu tư đòn bẩy truyền thống. Do chức năng đầu tư nghịch đảo, ETF đòn bẩy cũng tương thích với các thuộc tính liên quan của hợp đồng tương lai. Đồng thời, ETF đòn bẩy không có giới hạn vị thế, yêu cầu ký quỹ và thanh lý bắt buộc. Do đó, ETF đòn bẩy hoạt động tương đối ít rủi ro hơn.

Token đòn bẩy: ETF tài chính truyền thống đổ bộ vào tài chính tiền điện tử

Trong lĩnh vực tiền điện tử, ngày càng có nhiều sàn giao dịch bắt đầu đưa ETF đòn bẩy vào hệ sinh thái phái sinh tài chính được mã hóa của họ, và thường là ở dạng token đòn bẩy (leveraged token). Công cụ giao dịch kết hợp các thuộc tính của hợp đồng tương lai và đòn bẩy này có chức năng và đặc tính tương tự như ETF đòn bẩy. Nó cũng bao gồm các đặc điểm như ngưỡng vốn thấp, yêu cầu nghiệp vụ vận hành thấp, không yêu cầu ký quỹ và không có rủi ro thanh lý.

Về mặt lý thuyết, token đòn bẩy sở hữu các thuộc tính của token ERC-20 chung và có các chức năng như gửi và rút tiền, giao dịch, chuyển nhượng và quản lý tài sản. Tuy nhiên, đánh giá từ tình hình thực tế của các token đòn bẩy được tung ra bởi các sàn giao dịch lớn ở giai đoạn này, ứng dụng chính của chúng vẫn tập trung vào giao dịch giao ngay (spot transaction).

Về cách đặt tên, thông tin chính của token đòn bẩy bao gồm ba yếu tố: tài sản cơ sở hay tài sản gốc (underlying asset), bội số đòn bẩy và hướng dài – ngắn hạn. Ví dụ: Trong cặp giao dịch BTC3L/USDT, BTC tức là tài sản cơ sở ở đây là là Bitcoin, số 3 có nghĩa là đòn bẩy 3 lần và L cho biết hướng là dài hạn. 

Token đòn bẩy theo dõi một bội số nhất định của tỷ suất sinh lợi hàng ngày của tài sản mục tiêu, nghĩa là, nếu giá BTC tăng 1%, thì giá trị ròng của token đòn bẩy 5 lần, dài hạn tương ứng sẽ tăng 5%, trong khi giá trị ròng của token đòn bẩy 3 lần, ngắn hạn sẽ giảm 3%. Như vậy, giá của các token đòn bẩy không được tính dựa trên giá của tài sản cơ sở, mà là giá trị thực tế của tài sản cơ sở tương ứng với cổ phần đơn vị quỹ.

Token đòn bẩy cũng giống như giao dịch giao ngay, khá đơn giản cho người dùng vận hành. Nó hỗ trợ lãi suất kép tự động, tự động giảm vị thế, không cần trả tiền ký quỹ và không có thanh lý. Đồng thời, nền tảng được trang bị "cơ chế rebalancing – tái cân bằng", sử dụng các phương pháp như tái cân bằng cố định hàng ngày và cân bằng khẩn cấp thị trường cực đoan để kiểm soát rủi ro giao dịch ở mức độ lớn nhất.

Trên thực tế, chức năng đòn bẩy và đảo ngược của token đòn bẩy được thực hiện thông qua spot leverage (đòn bẩy giao ngay) hoặc hợp đồng tương lai, và bản chất của chúng là đánh giá tỷ lệ của các giao dịch đòn bẩy và hợp đồng vĩnh viễn (perpetual contract). Miễn là tiền tệ tương ứng không trở về 0, các token đòn bẩy sẽ không bị thanh lý. Điều này là do cơ chế điều chỉnh vị thế được thực hiện bởi sàn giao dịch, tức là tái cân bằng vị thế.

Việc điều chỉnh vị thế trong cơ chế tái cân bằng chủ yếu đề cập đến việc điều chỉnh động của các token đòn bẩy tương ứng với các vị trí hợp đồng vĩnh viễn của người quản lý quỹ. Mục đích là để duy trì bội số đòn bẩy cố định của các token đòn bẩy. Trong quá trình điều chỉnh vị thế, số lượng vị thế token đòn bẩy không thay đổi mà là cơ sở tính toán của vốn chủ sở hữu tương ứng thay đổi. Nói một cách đơn giản, nó chủ yếu là để đảm bảo sự ổn định của tổng số tài sản mà người dùng nắm giữ thông qua việc điều chỉnh tách rời tổng giá trị ròng và số lượng token đòn bẩy.

Ngoài việc xem xét chất lượng của các sản phẩm token đòn bẩy trên sàn giao dịch, người dùng cũng cần phải hiểu trước đầy đủ về nguyên tắc, cơ chế doanh thu và các kịch bản giao dịch của chính token đòn bẩy đó. Việc tái cân bằng các mã thông báo đòn bẩy chắc chắn sẽ làm giảm giá trị sở hữu của vị thế. Do đó, các token đòn bẩy thường chỉ thích hợp để phòng ngừa rủi ro trong điều kiện thị trường đơn phương và ngắn hạn. Đồng thời, nên tránh tối đa các chiến lược giao dịch nắm giữ dài hạn.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once