Giao thức Hashflow: Liệu họ có trở thành “đứa con cưng mới” của người dùng DEX?

spot_imgspot_img

DeFi đang lấy đi thị phần của các tổ chức tập trung và sàn giao dịch phi tập trung. Uniswap đang bắt kịp với Coinbase trong không gian giao dịch tài sản tiền điện tử. Ví dụ: vào ngày 21 tháng 7, CoinMarketCap cho thấy khối lượng giao dịch của Coinbase là 1,938 tỷ đô la còn khối lượng giao dịch của Uniswap V3 trên mạng Ethereum là 1,14 tỷ đô la, cộng với khối lượng giao dịch của Hashflow trên Uniswap ở các mạng khác, khoảng cách giữa hai nền tảng đã dần xích lại.

Bên cạnh đó, sự đổi mới của các sàn giao dịch phi tập trung đã gần như dừng lại sau khi Uniswap V3 ra mắt vào năm ngoái. Với khả năng tổng hợp thanh khoản và giảm phí giao dịch mà Uniswap V3 mang lại, tỷ trọng Uniswap trong khối lượng giao dịch DEX đã tăng lên khoảng 65%. Các DEX hoạt động như Uniswap hai năm trước, chẳng hạn như SushiSwap, chỉ giao dịch khoảng 3% khối lượng của Uniswap trong bảy ngày qua. Cơ chế AMM đơn giản không còn có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch hiện tại. Gần đây, Hashflow, một giao thức giao dịch phi tập trung vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series A trị giá 25 triệu đô la từ Electric Capital, Dragonfly Capital, Jump Crypto và các tổ chức khác với mức định giá 400 triệu đô la, đây dường như đang trở thành một kẻ thách thức mạnh mẽ trên đường đua DEX.

Hashflow là gì?

Nếu một sàn giao dịch phi tập trung đáp ứng các điều kiện sau, liệu người dùng có sẵn sàng chuyển từ Uniswap sang DEX mới không?

  • Giá tốt hơn.
  • Không trượt giá.
  • Phí gas thấp hơn.
  • Người dùng không bị ảnh hưởng bởi MEV (Miner Extractable Value);
  • Hỗ trợ các giao dịch xuyên chuỗi.
  • Có thể thanh toán phí gas mà không cần sử dụng token gốc Blockchain.

Hashflow giải quyết những vấn đề này bằng cách cho ra mắt khả năng nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp quản lý thanh khoản, đồng thời loại bỏ tình trạng kém hiệu quả về sử dụng vốn và impermanent loss của nhà cung cấp thanh khoản trong AMM. Thay vì sử dụng mô hình định giá AMM truyền thống, Hashflow cho phép các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp sử dụng mô hình “yêu cầu báo giá” (RFQ) để cung cấp báo giá.

Trong Hashflow Trading, khi người dùng muốn giao dịch thì sẽ xuất hiện một yêu cầu báo giá được gửi đến máy chủ và máy chủ chuyển yêu cầu đến tất cả các nhà tạo lập thị trường. Sau khi nhận được thông tin, các nhà tạo lập thị trường sẽ tiếp tục báo giá giao dịch dựa trên các điều kiện và số dư của thị trường. Hashflow sẽ chọn cho người dùng một mức giá ưu đãi tốt nhất sau khi họ chờ đợi 350 mili giây. Sau khi máy chủ Hashflow chọn báo giá tốt nhất, nó sẽ gửi “SignQuote” đến nhà tạo lập thị trường đó để lấy chữ ký. Nhà tạo lập thị trường tạo ra một chữ ký của băm báo giá và phát lại chữ ký đó. Nhà giao dịch sẽ có được chữ ký và gọi hợp đồng thông minh của Hashflow để thực hiện báo giá.

Với việc nhà tạo lập thị trường ký kết mức giá giao dịch trước, thì trượt giá sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, điều này cũng cho phép người dùng tránh các cuộc tấn công chạy trước (đột nhiên có một lệnh mua lớn khiên giá biến động mạnh, mua sau bị lỗ) và “tấn công sandwich”.

Tính đến ngày 22 tháng 7, tổng khối lượng giao dịch trong Hashflow là hơn 10 tỷ đô la, khối lượng giao dịch trong 7 ngày qua là khoảng gần 200 triệu đô la và số lượng người dùng trong 24 giờ qua là 3212 người.

Cả các nhà cung cấp thanh khoản, nhà tạo lập thị trường đến cả các nhà giao dịch đều được hưởng lợi 

Với sự giảm dần của thu nhập đến từ DeFi liquidity mining, thu nhập chính của các nhà cung cấp thanh khoản đã thay đổi từ phần thưởng token quản trị ban đầu sang chủ yếu dựa vào phí giao dịch. Ví dụ, Uniswap V3, họ đã cho ra mắt các nhóm thanh khoản với tỷ lệ phí giao dịch là 0,05% và 0,01%, cho phép nhiều giao dịch hơn được tập trung vào các nhóm thanh khoản này với tỷ lệ phí giao dịch thấp, do đó các nhà cung cấp thanh khoản sẽ thu được thu được phí cao hơn bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, sự “xâm nhập” của Uniswap V3 khiến thanh khoản tập trung hơn gần với giá thị trường, điều này cũng dẫn đến việc người dùng bình thường mất impermanent loss.

Trong Hashflow, các nhà cung cấp thanh khoản chỉ cần gửi thanh khoản vào nhóm thanh khoản mà không cần thực hiện các thao tác khác. Khi các nhà tạo lập thị trường vay các tài sản này và kiếm lợi nhuận từ các giao dịch thông qua các thuật toán định giá tùy chỉnh, người dùng có thể giao dịch nhiều tài sản hơn. Cách tiếp cận này tương tự như “cho vay”, và Hashflow cũng gọi nhóm thanh khoản này là “nợ dựa trên”, thu lợi từ lợi nhuận bằng cách “cho vay” tài sản cho các nhà tạo lập thị trường. Do tính chuyên nghiệp của các nhà tạo lập thị trường, các nhà cung cấp thanh khoản có thể trực tiếp cung cấp thanh khoản đơn phương mà không tính đến impermanent loss và chỉ cung cấp thanh khoản với một tài sản duy nhất như USDC, DAI và ETH.

Đối với các nhà tạo lập thị trường, ngày trước thì họ cần phải có một nguồn vốn ban đầu cần một lượng vốn lớn, còn giờ đây thanh khoản cũng có thể thu được trực tiếp từ nguồn vốn chung. Các nhà tạo lập thị trường có thể tập trung nhiều hơn vào sức mạnh định giá của họ. Quá trình định giá diễn ra ngoài chuỗi và các nhà tạo lập thị trường cũng có thể sử dụng các chiến lược định giá phức tạp hơn có tính đến giá lịch sử, sự biến động và các yếu tố khác của tài sản.

Đối với các nhà giao dịch, miễn là giá giao dịch do Hashflow cung cấp tốt hơn và chi phí giao dịch thấp hơn, thì các nhà giao dịch chắc chắn sẽ Hashflow để Trading.

Trong bài kiểm tra của PANews vào ngày 22 tháng 7, việc đổi 10000 USDC sang ETH làm ví dụ trong hình, mức giá đưa ra của Hashflow thực sự tốt hơn so với mức giá mà Uniswap V3 và 1 inch đưa ra. Tỷ giá hối đoái trên Uniswap V3 phù hợp với kết quả được hiển thị trong “so sánh báo giá” của Hashflow. Tuy nhiên, nếu hướng giao dịch bị đảo ngược, chẳng hạn như đổi 6 ETH sang USDC, tỷ giá hối đoái của Hashflow sẽ không tốt bằng Uniswap V3. Nếu số lượng của một giao dịch tiếp tục tăng lên, tỷ giá hối đoái của Hashflow sẽ trở nên kém, vì vậy hiện tại Hashflow chủ yếu phù hợp với một số giao dịch với số lượng nhỏ.

Từ bộ cơ chế này chúng ta có thể thấy rằng những người tham gia chính của Hashflow là các nhà tạo lập thị trường, những người sẽ định giá và đưa ra một mức giá tốt nhất để cho phép các nhà giao dịch có thể mua/bán với một mức giá hời hơn. 

Giao dịch đa chuỗi và chuỗi chéo

Ngoài mạng chính Ethereum, Hashflow cũng hỗ trợ BNB Chain, Polygon, Avalanche, Arbitrum, Optimism và quan trọng hơn là các giao dịch xuyên chuỗi giữa các chuỗi này. Ví dụ: ETH trên mạng Ethereum có thể được trao đổi trực tiếp thành BNB trên BNB Chain. Nhưng hiện tại, trên các chuỗi không phải Ethereum, Hashflow mới chỉ hỗ trợ giao dịch trao đổi Stablecoin.

Hệ thống thông tin chuỗi chéo của Hashflow hiện đang sử dụng, ứng dụng dựa trên công nghệ của LayerZero.

Các giao dịch xuyên chuỗi thanh toán phí gas bằng token gốc trên chuỗi nguồn, ngoại trừ Polygon.

Tokenomics

Token quản trị của Hashflow là HFT, được triển khai trên mạng Ethereum với tổng nguồn cung là 1 tỷ. Chi tiết về quản trị và vai trò của HFT hiện vẫn chưa được công bố. 

Tổng cộng gồm có 56% token HFT sẽ được sử dụng để phát triển hệ sinh thái với quy tắc phân bổ cụ thể như sau:

–  19% HFT được phân bổ cho đội ngũ dự án.

–  25% HFT được phân bổ cho các VCs.

–  31,25% được phân bổ vào kho bạc cộng đồng.

–  6,75% được phân bổ cho những người đóng góp sớm.

–  4%  kinh phí cho dự án tuyển dụng nhân sự trong tương lai.

–  14% được phân bổ cho các nhà tạo lập thị trường.

Tổng kết

Hashflow thông qua giao dịch bằng việc báo giá của nhà tạo lập thị trường. Do việc định giá diễn ra ngoài chuỗi nên có thể tiết kiệm được một phần phí gas. Nhà tạo lập thị trường cần phải ký vào thông tin báo giá trước từ đó loại bỏ hoàn toàn hiện tượng trượt giá, giao dịch phủ đầu (bị mua giá đắt hơn) và tấn công sandwich. Các nhà tạo lập thị trường cũng có thể hỗ trợ các giao dịch xuyên chuỗi.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once