Game blockchain nên sử dụng mô hình 1 token hay 2 token?

spot_imgspot_img

Sử dụng mô hình 1 token hoặc 2 token là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà tôi gặp phải khi thiết kế tokenomic cho game blockchain. Game là một kịch bản thử nghiệm tốt cho việc thiết kế token vì nó liên quan đến nhiều tiện ích của token hơn các dự án khác. Bài viết này sẽ chủ yếu tập trung vào các game blockchain, nhưng bạn cũng có thể áp dụng các ý tưởng tương tự cho các dự án tiền mã hóa khác.

Công dụng của token

Trong các game blockchain, công dụng chính của token là để cải thiện nền kinh tế của game theo một cách nào đó, điều này sẽ trở nên bất khả thi nếu không có token. Token được sử dụng cho nhiều thứ khác như là đầu cơ tích trữ. Những cách sử dụng này có thể gây hại cho chất lượng hoặc tương lai của game về sau.

Vì vậy, làm thế nào để token có thể cải thiện nền kinh tế game theo những cách mới? Tôi nghĩ rằng điều này chủ yếu đạt được bằng cách đóng vòng lặp "giao dịch vi mô" (microtransaction). Các token có hai chiều và người chơi có thể rút khoản lợi nhuận mà họ kiếm được ra khỏi game. Game blockchain cho phép những ai đầu tư nhiều thời gian vào game có thể kiếm thêm lợi nhuận, và cho phép những người có vốn nhưng bận rộn hơn có thể đầu tư một phần vốn mà không mất thời gian.

Có hai hình thức giao dịch:

  • Giao dịch ứng dụng: Người chơi thanh toán trong game để tham gia các trận đấu, đồ trang trí, chìa khóa để loot đồ hoặc mở khóa tiến trình game, v.v…
  • Giao dịch P2P: Người chơi giao dịch và thanh toán các tài nguyên trong game với nhau. Có thể là NFT, tiền hoặc bất kỳ thứ gì khác.

Mô hình giao dịch này đã có trong game từ rất lâu. Ví dụ, tất cả chúng ta đều quen thuộc với các giao dịch trong game và các nhà đấu giá. Tiện ích quan trọng nhất của token trong game là cho phép token tạo ra một thị trường thanh khoản giữa game và "tiền thật", cho phép người chơi đổi tiền tệ nhận được khi chơi game lấy đô la. Theo tôi, bất kỳ tiện ích nào khác cũng chỉ ở mức thứ yếu. Tiện ích giao dịch phải luôn là giá trị chính của việc đưa token vào game.

Vậy những tiện ích khác là gì? Kinh phí là một vấn đề lớn, và quản trị cũng được bao gồm trong đó. Bạn cũng có thể tính đến dòng tiền hoặc quyền sở hữu. Nhưng chúng ta cần nhận ra rằng các token thường được ra mắt không phải để bổ trợ cho phần gameplay, mà là một cách để có thêm tài trợ. Tuy nhiên, ta cũng cần phải xem xét liệu cách tiếp cận này sẽ mang lại lợi ích cho game và cộng đồng, hay cuối cùng sẽ cản trở việc tạo ra một game thực sự hay.

Vì mô hình 2 token ngày nay phổ biến hơn, nên hãy bắt đầu phân tích mô hình này trước.

Mô hình 2 token

Axie Infinity là tựa game tiên phong đối với mô hình này, bao gồm token quản trị AXS và token in-game SLP.

AXS có nguồn cung cố định, có nghĩa là chúng tích lũy giá trị khi game phát triển, trong khi SLP là token có nguồn cung vô hạn, chúng có thể được mint và burn khi cần để giữ cân bằng.

Trong mô hình này, AXS về cơ bản không khác gì chứng khoán. Nó tương tự như đang nắm giữ cổ phiếu trong Axie Infinity. Tất nhiên là team phát triển không thể nói thẳng như vậy, nhưng hiện tại họ đang áp dụng mô hình đó. Tính chất quản trị thường chỉ là tượng trưng để loại bỏ các mối lo ngại về bảo mật. SLP là token game thực sự vì nó là nền tảng để hầu hết các nền kinh tế game vận hành.

Ưu điểm

Ưu điểm của mô hình này là bạn có thể tách biệt giữa hoạt động đầu tư thông thường và nền kinh tế trong game. Khi bất kỳ sản phẩm tiền mã hóa nào được tung ra, mọi người sẽ đầu tư và thu mua với mong muốn sinh lời càng nhanh càng tốt. Việc có một token cho phép mọi người làm việc đó và một token khác chỉ dùng để giao dịch trong game sẽ giúp tách biệt, từ đó sự gia tăng trong khoản đầu cơ tích trữ token quản trị sẽ không làm giá cả trong game tăng đột biến.

Nó cũng giúp cho việc gây quỹ trở nên dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư muốn có một nguồn cung cấp token cố định mà họ có thể đầu tư vào và đánh giá cao giá trị khi dự án phát triển. Token in-game có nguồn cung không cố định không phải là một tài sản lý tưởng cho việc đầu tư, vì nhà phát triển có thể điều chỉnh việc phát hành, burn và thay đổi tiện ích của loại token này bất kỳ lúc nào, ngoài ra cũng cần định vị giá trị của mình theo các hướng khác nhau để giữ cân bằng cho game.

Loại mô hình 2 token này cũng khá phổ biến. Mọi người đã quen với khái niệm này khi chơi Axie Infinity và các trò chơi khác có loại mô hình tương tự, vì vậy người chơi đã quen thuộc với tính chất riêng biệt của 2 loại token. Nó cũng tương tự như cách chúng ta nghĩ về các loại tiền tệ thông thường, chẳng hạn như vàng hoặc bitcoin là tài sản bạn nắm giữ và đô la là tài sản bạn dùng để chi tiêu.

Nhược điểm

Khi một game đang bắt đầu tạo trend và thị trường ngày càng thêm nhiệt, thì mô hình 2 token có vẻ hoàn hảo. Một trong những điểm nổi bật là người chơi vẫn ổn định trong suốt quá trình chơi game, và điểm nổi bật khác là họ có được cảm giác hứng thú khi khám phá trò chơi. Chính xác thì token quản trị này rốt cuộc là gì? Nếu mọi người đổ hàng triệu đô la vào các token game chỉ để giành quyền biểu quyết về các biện pháp quản trị thì nghe có vẻ quá vô lý.

Đối với mô hình 2 token thì cần phải giải đáp câu hỏi liên quan đến token cố định nguồn cung.

FST là gì?

Việc có một token nguồn cung cố định (FST) thuần túy cho mục đích thu mua tích trữ cuối cùng khiến chúng ta đặt câu hỏi về mục đích hold nó vào một ngày nào đó. Đầu tư thông thường không thể giúp tăng giá mãi mãi, vì vậy các token này phải nắm giữ một vai trò quan trọng khác.

Một số team phát triển game sẽ áp dụng phương pháp tăng dòng tiền, thường là thông qua staking. Có hai cách:

  • Chống pha loãng (Dilution protection): Hold các token của bạn để nhận được nhiều token hơn. Đó không phải là dòng tiền thực mà chỉ là biện pháp chống pha loãng khi nhiều token được mở khóa hơn.
  • Tiền thưởng: Các stakeholder kiếm được một lượng token khác đại diện cho một số mà họ có thể chi tiêu trong trò chơi. Nhưng điều đó khó thực hiện vì nếu bạn phân phối lại số tiền huy động được thông qua Giao dịch ứng dụng, thì nó sẽ trở thành một kế hoạch Ponzi và trở thành đợt phân phối lại phí cho các giao dịch P2P. 

Cổ tức của giao dịch P2P cũng có thể đáng kể. Trong hầu hết tháng qua, phí giao dịch của STEPN đã dao động ở mức 2 triệu đến 3 triệu đô la mỗi ngày. Đã có 600 triệu GMT được lưu hành vào thời điểm đó, vì vậy hãy giả sử một nửa lượng token đó sẽ được dùng để stake. Nếu họ chia đều phí giao dịch với các holder của GMT thì sẽ tương đương với 1 triệu đô la mỗi ngày, tức khoảng 0,3 xu cho mỗi token. Xem xét giá trung bình của GMT trong tháng trước là $ 1,50, điều này tương đương với cổ tức hàng ngày đạt 0,2% hoặc tỷ lệ APR không pha loãng là 73%. Dù STEPN không thực hiện điều này, thế nhưng số liệu đã cho thấy rằng cổ tức của giao dịch P2P có thể rất lớn.

Nếu team không muốn tăng dòng tiền hoặc muốn thêm thứ gì đó khác ngoài dòng tiền, thì họ sẽ thêm tiện ích trong game vào FST.

Đó là những gì Axie Infinity đã thực hiện khi tựa game phát triển bằng cách giới thiệu chi phí của AXS. Trong trường hợp này, FST trở thành một loại tiền tệ mới trong trò chơi, với sự khác biệt là nó có nguồn cung cấp cố định, trong khi token còn lại có nguồn cung không giới hạn. Các nhà thiết kế trò chơi có thể chọn burn hoặc buyback các token đã sử dụng như một cách để đảm bảo nền kinh tế của game.

Tuy nhiên, tiện ích của FST có thể mang tính phức tạp. 

Cách sử dụng FST so với VST

Cho dù là token thị trường hay token giao dịch ứng dụng, chúng cần phải tồn tại với lý do chính đáng.

Nếu team dự định thêm tiện ích vào FST, thì tiện ích đó sẽ có một số tác động đến nguồn cung của token. Mục đích của việc tăng tiện ích là mang lại giá trị cho FST, nhưng nếu nó chỉ được sử dụng như một loại tiền tệ như VST, thì việc hold nó cũng chẳng mang lại ích lợi gì, bạn chỉ mua khi cần và nếu không cần nữa thì bán đi. Nhưng nếu FST bị burn khi được sử dụng trong game để nâng cấp đặc biệt, thì khi game trở nên phổ biến hơn, FST và các tài sản đã được nâng cấp đó sẽ trở nên có giá trị hơn.

Các team đi theo định hướng mô hình 2 token cuối cùng sẽ gặp phải vấn đề này. Trừ khi họ tìm ra cách để tăng giá trị hoặc tăng tiện ích của FST, về sau nó sẽ bị bán tháo để các nhà đầu cơ thu mua.

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thử mô hình 1 token?

Mô hình 1 token

Có tương đối ít trường hợp chỉ sử dụng mô hình này, nhưng nó mang lại một số hy vọng giải quyết vấn đề của mô hình 2 token. Hãy lưu ý rằng mô hình 1 token không nhất thiết có nghĩa là chỉ có một loại tiền tệ trong game. Game có thể có nhiều loại tiền tệ, nhưng chỉ một loại trong số đó hoạt động như một bridge cross-chain giữa game và tiền mã hóa.

Có những cách sau để áp dụng mô hình này.

Mô hình 1 token áp dụng VST

Phương pháp này chỉ sử dụng một loại token nguồn cung không cố định (VST). Cho đến nay vẫn chưa tìm ra một ví dụ khả quan nào và điều này dẫn dắt chúng ta quay trở lại 1 điểm đã được đề cập ở đầu bài viết. Mục đích của tài sản tiền mã hóa trong game là cho phép mọi người giao dịch vật phẩm/dịch vụ trong game lấy tiền thật bên ngoài.

Nếu các hãng game muốn làm điều đó mà không làm gián đoạn tokenomy, thì đây là một cách rất đơn giản.

  • Tạo một game xuất sắc với market được tích hợp sẵn trong đó (chẳng hạn như "Jianghu", "World of Warcraft", v.v.)
  • Tạo bridge cross-chain giữa đơn vị tiền cốt lõi và blockchain
  • Tăng thanh khoản thông qua một token khác (ETH, USDC, v.v.)

Nghe đơn giản nhưng lại rất cần thiết. Hãy thử tưởng tượng việc "Jianghu" có một market giao dịch USDC có tính thanh khoản cao sẽ như thế nào.

Bạn thậm chí không cần tạo NFT hỗ trợ, bởi vì thành thật mà nói, các đạo cụ game là vô giá trị nếu game không còn. Miễn là nền tảng đấu giá bình thường vẫn còn, người chơi có thể đổi mọi thứ lấy USDC, thêm bridge giao dịch cross-chain và thế là một game tiền điện tử tuyệt vời ra đời.

Tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy loại game blockchain này? Bởi vì việc thiết kế game sao cho vui và thú vị cũng rất khó khăn. Cũng có một số game áp dụng cách tiếp cận này, nhưng hầu hết chúng vẫn chưa ra mắt và khó gây chú ý hơn vì những dạng game blockchain này sẽ không có chu kỳ kinh tế Ponzi thú vị. Thành thật mà nói, chu kỳ Ponzi là một chiến lược tiếp cận thị trường tuyệt vời để quảng bá vào thời điểm ban đầu.

Một nhược điểm khác của mô hình này là không có nguồn cung token để mọi người đầu cơ. Ít nhất là hiện tại, để đạt được thành công trong không gian tiền điện tử dường như cần bao gồm một số cơ hội để đầu cơ. Ngoài ra cũng khó có thể huy động vốn từ nhà đầu tư nếu họ không có nguồn cung tài sản cố định để có thể nắm giữ lâu dài và trông đợi giá tăng.

Tiếp theo, hãy xem xét mô hình token nguồn cung cố định.

Mô hình 1 token áp dụng FST

Liệu có thể tạo game blockchain chỉ sở hữu một nguồn cung token cố định không? Đây là lộ trình mà một số nền tảng game crypto ban đầu đã thực hiện, như Sandbox và Decentraland. Tôi nghĩ rằng những game này có thể dẫn đầu xu hướng một lần nữa nếu áp dụng các cải tiến vào mô hình 2 token.

LƯU Ý: Đây là phương pháp vẫn đang được nghiên cứu, bao gồm ý kiến từ suy đoán cá nhân, vì vậy vui lòng cân nhắc thay vì chỉ copy paste. Trong mô hình này, bạn có token cố định nguồn cung vừa là tài sản có thể đầu tư vừa là cầu nối với tất cả các loại tiền tệ còn lại trong game.

Thế nhưng bạn vẫn cần một token nguồn cung không cố định trong game để có thể cân bằng nền kinh tế tốt hơn. Vì vậy, bạn vẫn cần đến VST, chỉ là VST thường bị khóa trong các game không có bridge cross-chain.

Sau đó, tạo sàn DEX trong game giữa VST và FST và giữa bất kỳ loại tài sản nào khác trong game. Đây thực sự là một kỹ thuật giao dịch tốt hơn, như trao đổi gỗ lấy vàng, như thị trường thanh khoản kiểu SushiSwap hoặc Uniswap, có thể giao dịch bất cứ thứ gì ngay lập tức mà không cần có người mua ở phía bên kia.

Do đó, người chơi có thể đổi vàng lấy FST bất cứ lúc nào và xây dựng bridge cross-chain giữa FST. Hoặc họ có thể xây trong FST, có thể được sử dụng để mua vàng, gỗ và các vật phẩm khác trong game.

Vì nguồn cung FST là cố định và tất cả các vật phẩm trong game đều lạm phát, nên sức mua của FST sẽ tăng lên theo thời gian mà không bị thu hồi. Những người chơi sớm sẽ nhận được nhiều phần thưởng giá trị hơn FST, và những người chơi muộn cũng có thể “kiếm thêm chút đỉnh trong lúc chơi game”.

  • Ngoài thị trường tài nguyên, bạn cũng có thể thiết lập thị trường vật phẩm. Những vật phẩm này có thể được trích xuất dưới dạng NFT hoặc bị khóa trong trò chơi. Tôi không nghĩ rằng có sự khác biệt giữa 2 cái này. Bạn có thể sử dụng FST để định giá mọi thứ trên thị trường, sau đó tính phí giao dịch và gửi vào ngân khố hoặc burn. Nếu chọn burn thì khi game phát triển, sẽ gây ra giảm phát và điều này cũng giúp FST tăng giá.
  • Một lựa chọn khác là định giá một tài sản tiền điện tử chính như ETH cho thị trường vật phẩm. Lợi ích to lớn của việc này là phí giao dịch là một tài sản không liên quan đến hiệu suất game. Nếu bạn tính phí giao dịch cho token của mình, bạn vẫn cần bán token đó ra thị trường để có thu nhập. Nếu bạn tính phí giao dịch trên ETH hoặc SOL hoặc USDC, thì bạn sẽ nhận được lợi ích ngay lập tức. Điều này cũng yêu cầu người chơi kết nối một tài sản khác như ETH, SOL hoặc USDC vào game, tài sản này sẽ được lưu trữ bởi ngân khố. Nó có thể kiếm được doanh thu trong khi lưu trữ những tài sản này, tạo ra một nguồn doanh thu bổ sung cho game.

Làm thế nào để FST tăng giá?

Tại đây, bạn có thể xem lại mô hình cổ tức, nhưng cổ tức lại được trả bằng tài sản được sử dụng trên thị trường. Vì vậy, bằng cách stake FST, bạn có thể kiếm được một số ETH hoặc USDC trong game mà không cần phải bận tâm đến một số hệ thống staking on-chain phức tạp khác. Điều này sẽ khá tuyệt, tuy nhiên chưa từng được thử trong bất kỳ game nào, và các vấn đề pháp lý của nó sẽ phức tạp hơn.

Bạn cũng có thể nhận được một số tiền thưởng từ phí giao dịch. Bằng cách khóa token của bạn trong game, bạn có thể kiếm ETH, VST trong game và nhiều FST hơn thông qua các giao dịch khác nhau trong game. Điều này sẽ khiến token trở thành một tài sản đầu tư tuyệt vời và giúp tăng giá khi trò chơi tiến triển, và khi sức mua của nó đối với một tài sản lạm phát tăng lên.

Tôi nghĩ rằng mô hình này mạnh hơn nhiều so với mô hình 2 token đang phổ biến hiện nay. Nó bổ sung nhiều tính linh hoạt và đảm bảo rằng có một tài sản cốt lõi trong hệ sinh thái làm tăng thêm giá trị. Mô hình 1 token áp dụng VST sẽ lý tưởng nếu bạn chỉ muốn tạo ra một game liên quan đến tiền điện tử. Thế nhưng mô hình FST này cho phép bạn giữ lại một số bản chất đầu cơ của tiền điện tử và có được khả năng đầu tư khi dự án phát triển.

Theo Nat Eliason

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once