Khi nhắc đến crypto, thứ đầu tiên mà hầu hết chúng ta nghĩ đến là giá token, sản phẩm hoặc đơn giản là những người sử dụng dapps. Những trước tất cả, mạng lưới blockchain cần những nhà phát triển (hay devs) để tạo nên sản phẩm.
Devs chính là những người dùng, người xây dựng đầu tiên cho mạng lưới. Chính điều này khiến cho devs trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định đến thành công trong bất kỳ mạng lưới blockchain nào.
Một nguyên nhân chủ yếu khiến các mạng lưới top sau ngày càng kém thu hút với nhà phát triển và thường dẫn đến việc thất bại là do mạng lưới ngày càng không chú trọng devs.
Và qua bài lược dịch từ tweet của @Fiskantes hi vọng mình sẽ cung cấp cho anh em một góc nhìn về tầm quan trọng của devs và cách để thu hút họ vào mạng lưới blockchain.
Tầm quan trọng của Devs
Theo báo cáo của Electric Capital, lượng devs tham gia vào phát triển trong mảng Crypto lần đầu tiên tăng liên tục hơn 3 tháng kể từ đỉnh năm 2017 và từ đầu năm 2020 đến nay đã tăng hơn 15%.
Số lượng devs tham gia vào phát triển Crypto
Tuy nhiên trong số đó, phần lớn devs đều tập trung ở top 200 mạng lưới hàng đầu. Điều này vô hình chung đã tạo ra một chu kỳ khép kín: Càng nhiều devs => Càng nhiều sản phẩm tốt => Lượng người dùng tăng => Càng nhiều devs... Kết quả là các mạng lưới hàng đầu ngày càng phát triển còn càng mạng lưới yếu hơn thì ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Số lượng devs của top và ngoài top 200 mạng lưới
Các mạng lưới không trú trọng đến devs phần lớn sẽ bị bỏ lại, kém phát triển đồng thời không thu hút được người dùng và dự án.
=> Devs đứng trước, mọi yếu tố còn lại xếp sau.
Vậy làm thế nào để thu hút devs?
Để thu hút devs mạng lưới blockchain cần có 3 điều sau: (1) Môi trường làm việc thân thiện (2) Công cụ dành cho devs (3) Tiền.
Môi trường làm việc thân thiện
Devs cần được hỗ trợ, khen thưởng và quan trọng nhất, họ phải có quyền sở hữu sản phẩm.
Sẽ rất khó để phát triển dự án khi mạng lưới bị điều khiển bởi các nhà đầu cơ, các MBA với mục đích pump giá token và PR trước khi có sản phẩm thực.
Công cụ dành cho Dev
Để devs có thể sử dụng hết khả năng của mình, các công cụ hỗ trợ cần phải tốt. Thử hình dung một mạng lưới hỗ trợ công cụ giúp devs triển khai một smart contract mới trong 10 phút và một mạng lưới khiến devs phải mò mẫm 3 ngày để triển khai. Đó chính là sự khác biệt to lớn mà công cụ mang lại.
Nếu muốn devs phát triển trên mạng lưới và tạo ra những điều tuyệt vời thì hãy loại bỏ rào cản và cung cấp cho họ những bộ công cụ tốt nhất.
Trong hầu hết trường hợp – đừng cố tạo ra một thứ đã có sẵn, hãy tận dụng tối đa từ những người đã đi trước và tối thiểu lượng công việc cần làm.
Tiền
Để có thể làm được điều (1) và (2), mạng lưới cần tiền, rất nhiều tiền. Để xây dựng cơ sở hạ tầng căn bản và tạo bộ công cụ rất tốn kém. Thêm vào đó sẽ không có “quả ngọt” ngay khi ta đầu tư.
Những devs giỏi cũng đi đôi với mức lương cao, họ biết giá trị của bản thân. Hiện tại mức lương trung bình của devs giỏi trong Crypto rơi vào khoảng $160,000/năm.
Devs & Mạng lưới blockchain
Nhìn tổng quan các blockchain nền tảng hiện tại ta có thể thấy dễ dàng thấy rằng các blockchain phát triển và có đông đảo người dùng nhất đều có môi trường làm việc cũng như bộ cung cụ tuyệt vời cho các devs. Tiêu biểu như Ethereum có Ethereum Foundation và ngôn ngữ lập trình Solidity hay Polkadot với Web3 Foundation và bộ công cụ Substrate…
Theo báo cáo từ Electric Capital, Số lượng Dev trên Ethereum đã tăng hơn 300 người từ 01/2020 và hiện đang là hệ sinh thái lớn nhất, Polkadot cũng đã nhân đôi số lượng devs trong năm nay. Bên cạnh đó, một vài cái tên nổi bật như Solana, Near, Flow, Avalanche cũng đã thu hút một lượng devs đáng kể về mạng lưới của mình. Việc này chỉ ra rằng các mạng lưới blockchain ngày càng nhận ra tầm quan trọng của devs trong việc phát triển mạng lưới.
Lời kết
Hiểu rõ về tầm quan trọng của devs và làm thế nào để thu hút họ tham gia mạng lưới chính là chìa khóa cho sự phát triển. Khi mọi thứ ngày càng lớn mạnh, mọi chuyện sẽ ngày càng thuận lợi hơn. Còn đối với bản thân nhà đầu tư, nhìn xem cách mạng lưới đối xử với devs cũng chính là nhìn thấy tương lai phát triển của dự án, từ đó giúp đưa ra quyết định đầu tư cho bản thân mình.