Cùng hướng đến thế giới “không tiền mặt” sau khi token hóa tài sản

spot_imgspot_img

Jeff Dorman, Giám đốc đầu tư của Arca, một nhà quản lý tài sản kỹ thuật số hàng đầu, đã trở thành khách mời trên podcast của DeCential Media. Ông Dorman có hơn 17 năm kinh nghiệm quản lý tài sản và kinh doanh với các công ty ở Wall Street như Merrill Lynch và Citadel Securities, giúp khách hàng giao dịch hơn 100 triệu đô la vốn tư nhân. Vốn là một người đam mê sưu tập thẻ bóng chày khi còn nhỏ, ông nhanh chóng hiểu được sức hấp dẫn của NFT. Ông là một trong những người có nước nước đi khôn ngoan và chuẩn xác nhất trong thế giới tài sản kỹ thuật số. 

Ông đã hình dung ra một thế giới nơi các tập đoàn, trường đại học và thậm chí là các thành phố trực thuộc trung ương đều sử dụng tiền điện tử để cung cấp cho chủ sở hữu những lợi ích mà ngày nay không thể có được.

Rất vui khi có ông Jeff làm khách mời hôm nay. Tôi biết ông có kiến ​​thức nền tảng vững chắc về quản lý tài sản, vì vậy tôi rất tò mò về con đường trưởng thành của ông và quá trình ông trở thành nhân vật như ngày hôm nay.

Hai thập kỷ đầu tiên trong sự nghiệp của tôi xoay quanh Wall Street và fintech. Tôi luôn thích phân tích báo cáo thu nhập của công ty, giúp các công ty huy động vốn và nắm bắt được giá trị của họ. Năm 2014, tôi rời Wall Street để thành lập một công ty fintech có tên là Harves Exchange. Đây cũng là lần đầu tiên tôi làm việc ngoài hoạt động đầu tư. Tôi làm việc với hơn 10 nhà phát triển full-stack, nhiều người trong số họ khai thác Bitcoin và sử dụng mã nguồn mở trên Github. Thật thú vị vì thời điểm đó, tôi chỉ mới nghe nói về BTC, và từ góc độ vĩ mô, nó thực sự là một loại tiền tệ có khả năng chống lại lạm phát. Dù vậy, tôi chưa bao giờ thực sự quan sát BTC từ góc nhìn của một nhà phát triển cho đến khi tôi nhận thấy sức tăng trưởng của nó. Tôi đã nghiên cứu BTC trong vài năm sau đó và bắt đầu yêu đồng tiền này.

Ở Los Angeles, rất nhiều người không có công việc chính. Nhiều người mà tôi biết ở đây tham gia vào tài sản kỹ thuật số theo một hình thức nào đó: viết mã để phát triển, đầu tư mạo hiểm hoặc tham gia vào cộng đồng tiền điện tử, v.v. Khi chúng ta nhìn xa hơn giá của Bitcoin, chúng ta có thể thấy rằng blockchain cơ bản là một công nghệ nhằm mục đích thay thế toàn bộ tài chính truyền thống. Điều này đồng nghĩa các công cụ quản lý tài sản mà tôi đã phát triển trong 15 năm qua sẽ bị thế chỗ.

Hiện tại, không có ai trong ngành quản lý tài sản tham gia vào ngành công nghiệp tiền điện tử như tôi. Không ai có thể vừa phân tích bảng cân đối kế toán của công ty, vừa báo cáo lãi-lỗ, thuộc tính token và sự kết hợp của các phương pháp giao dịch khác nhau. 

Nói cách khác, động lực khiến ông rời Wall Street để gia nhập ngành công nghiệp tiền điện tử là vì ông nghĩ rằng tiền điện tử sẽ trở thành tương lai của chúng ta?

Vâng, tôi nghĩ tiền điện tử và công nghệ blockchain là bước phát triển tiếp theo của fintech. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng rất nhiều người hiểu sai từ "cách mạng". Cách mạng ở đây không có nghĩa là gián đoạn, mà còn là tiếp nối. Blockchain có thể cho phép các quỹ tương hỗ vốn đóng cửa lúc 4 giờ chiều có thể hoạt động trên các sàn giao dịch suốt cả ngày, giống như tài sản dựa trên blockchain có thể làm điều đó 24/7.

Hợp đồng thông minh linh hoạt ở chỗ ta có khả năng lập trình bất cứ thứ gì ta muốn và biến mọi thứ thành phương tiện đầu tư. Là nhà đầu tư, chúng ta thường xem các sản phẩm đầu tư là tài sản, cổ phiếu, chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ, nhưng ít ai nghĩ chuyện đầu tư vào IP? Ta có thể đầu tư vào thương hiệu của ai đó bằng cách nào? Hay đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào? Không gì trong số này có thể thực hiện được nếu không có blockchain.

Vì vậy, blockchain đã thay đổi thế giới nhờ công nghệ ngang hàng và 7*24, đồng thời đưa bất kỳ tài sản nào vào chain. Điều này thực sự thú vị.

Ông có nghĩ rằng khi chúng ta tiếp tục phát triển tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, sẽ có nhiều tài sản vô hình hơn? Và tài sản không thể định lượng được sẽ trở thành tài sản có thể giao dịch hay chúng ta sẽ thấy những loại tài sản mới mà mình chưa bao giờ nghĩ đến?

Vâng. Lấy ETF làm ví dụ, bản thân ETF không phải là một loại tài sản, nó giống như một cái “túi”, bạn có thể bỏ bất cứ thứ gì vào đó. Giờ đây, chúng ta có nhiều loại như ETF trái phiếu, ETF chăm sóc sức khỏe, ETF hàng hóa và ETF tiền tệ. Vì vậy, về cơ bản mọi thứ đều có thể được đưa vào ETF.

Điều này cũng có thể áp dụng trong tài sản kỹ thuật số. Tôi nghĩ rằng token được hỗ trợ bằng tài sản chỉ là một phương tiện để chuyển thu nhập trực tiếp cho chủ sở hữu token. Trong các lĩnh vực khác nhau, từ NFT, DeFi, Web3 cho đến GameFi, chúng ta cần quên tầm nhìn về phi tập trung. Đó chỉ là một phần mở rộng của cấu trúc vốn trong bất kỳ tổ chức nào. Các token mà ta nắm giữ sẽ trở thành tiêu chí đối với tài sản vô hình hoặc tăng trưởng mạng.

Bạn có thể thấy điều này sẽ vượt xa những gì chúng ta thấy ngày nay như thế nào. Chẳng hạn, với Disney token, bạn có quyền truy cập VIP vào công viên, giúp bạn có cơ hội trải nghiệm sớm nội dung họ mới tạo hay thậm chí tương tác với các nhân vật Disney. Bạn có thể làm tất cả mọi thứ với Disney token.

Netflix, Starbucks, United Airlines và nhiều thương hiệu khác đều tạo lợi nhuận cho chủ sở hữu cổ phần thiểu số thông qua khách hàng, song khách hàng ngược lại không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào khác ngoài chính sản phẩm.

Trong khi bạn phải trả thuế cho thành phố, tại sao thành phố không phát hành token để xây dựng công viên? Nếu bạn sở hữu thẻ của công viên, bạn sẽ có quyền tận hưởng những buổi hòa nhạc đặc sắc hoặc để tổ chức sinh nhật cho con mình tại đó.

Ý tưởng này cũng có thể mở rộng đến các sân bay khi bạn được ưu tiên thông quan. Các trường cao đẳng cũng có thể làm điều tương tự. Nếu bạn mua token UC khi vừa sinh con, thì sau 18 năm đứa trẻ có thể sử dụng token này để trả học phí. Giả sử chúng không muốn học ở UC, chúng vẫn có thể đổi lấy token của một trường đại học khác.

Do đó, token mở ra cơ hội rất lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Nghe hay đấy. Đối với ông, Bitcoin có vẻ như chỉ là một tài sản cơ bản nhất, nhưng đồng thời cũng có tính linh hoạt cao nhất. 

Vâng, tôi nghĩ BTC rất tuyệt. Chỉ là tôi thấy rất nhiều người khi mới bắt đầu tham gia vào tiền điện tử cho rằng BTC là tất cả. Họ trở nên thiển cận và chỉ chăm chăm vào giá của nó, trong khi còn nhiều khía cạnh khác đáng tìm hiểu hơn nhiều. Nói chung, BTC chỉ là một phần của toàn bộ hệ sinh thái công nghệ blockchain.

Một ngày nào đó, chúng ta có thể hướng tới một thế giới không còn tiền mặt.

Trên thực tế, lý do duy nhất tiền mặt được sinh ra là để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Khi bạn nhận lương, bạn lập tức chi trả cho tiền thuê nhà và thực phẩm, vì vậy bạn luôn phải có sẵn một khoản tiền mặt. Kết quả là bạn dần không còn đánh giá cao tài sản.

Nhưng nếu các khoản đầu tư cũng là công cụ thanh toán, chẳng hạn như bạn có thể tiêu cổ phiếu Tesla, hoặc bất động sản, thì tiền mặt không còn cần thiết nữa. Nói cách khác, mọi người chỉ cần có tài sản tích hợp sẵn trong ví kỹ thuật số. Bạn không còn cần ngân hàng hay tài khoản môi giới nữa, tài sản của bạn sẽ được thanh khoản hoàn toàn, ô tô và trang sức của bạn trở thành một khoản đầu tư và thậm chí dữ liệu của bạn trên trang web cũng là một loại tài sản sinh lời. Tất cả điều này đều đạt được trên blockchain và cuối cùng kết thành một giá trị dùng cho giao dịch hoặc tài sản thế chấp.

Dù tôi không cho rằng điều này sẽ sớm xảy ra, tôi nghĩ đó là chuyện không thể tránh khỏi và sẽ trở thành hiện thực trong 10-20 năm tới.

Tôi thích quan điểm của ông rằng tính linh hoạt của token có tầm ảnh hưởng đến mọi thứ từ Disney, các trường đại học cho đến bất kỳ lĩnh vực nào. Ông nghĩ các tổ chức và công ty sẽ làm gì để chiếm vị trí tiên phong trong phát hành token?

Thực ra là ngược lại. Tôi không cho là có ai sẽ muốn trở thành người đầu tiên hay cuối cùng.

Trên hết là rào cản về nhận thức. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ tài sản kỹ thuật số chỉ là Bitcoin mà không nghĩ đến những đồng tiền khác. 

Thứ hai là rất khó phát hành token khi môi trường pháp lý ở Mỹ vẫn còn mơ hồ và các công ty không biết cách nhìn nhận token từ quan điểm kế toán hay từ quan điểm quy định lưu trữ thông thường. 

Khó khăn thứ ba là không có chủ ngân hàng nào đưa ra ý tưởng này. Không ai đến Disney, Netflix, United Airlines, v.v. và nói, "Này, các bạn hãy phát hành token đi."

Nhưng tôi nghĩ một khi ai đó khởi đầu trước và mở “van” thì "dòng nước" sẽ ồ ạt kéo đến, giống như tôi vừa nói, không ai muốn là người đầu tiên và cũng không ai muốn là kẻ cuối cùng.

Từ nền tảng Wall Street của ông, ông nghĩ ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ phát triển như thế nào?

Khi bạn hiểu lý do tại sao các công ty phát hành vốn cổ phần và tại sao họ cần vốn để xây dựng các dự án, thì bạn sẽ nhận ra tài sản kỹ thuật số cũng chỉ là một công cụ huy động vốn. Đó là vốn được hình thành từ các nhà đầu tư khác nhau, chứ không chỉ gói gọn trong cổ phần của một cá nhân nào đó nữa. Người nắm giữ bây giờ là thành viên cộng đồng và người dùng tích cực.

Kinh nghiệm làm việc của tôi tại Wall Street giúp tôi hiểu lý do và cách thức các công ty tự tài trợ. Ở góc độ đầu tư, chỉ vì bạn có một công ty tốt không có nghĩa là bạn có một token tốt. Trình duyệt Brave là một ví dụ điển hình, trình duyệt này đang hoạt động rất tốt và cạnh tranh sít sao với Chrome và Safari. Tuy nhiên, token BAT của họ không có cơ chế nâng cao giá trị và hoàn toàn vô dụng. Brave chính là một "công ty tốt, token tồi."

Vì vậy, điều quan trọng là phải nắm được cách những token này tạo ra giá trị kinh tế.

Ông nghĩ đâu là lợi thế của ngành công nghiệp mã hóa?

Định hình toàn bộ thế giới theo nhiều khía cạnh đa dạng.

Facebook đã sớm khám phá ra nếu khách hàng của họ theo dõi 10 người bạn và thích 10 bài đăng trong tuần đầu tiên, họ có thể trở thành khách hàng gắn bó suốt đời. Do đó, mọi chiến thuật của Facebook đều bắt nguồn từ UI, UX và marketing, lôi kéo khách hàng của họ hai việc trên, nhưng những khách hàng đó không nhận lại bất kỳ lợi ích nào.

Điều này cũng đúng với ngành công nghiệp tiền điện tử. Nhiều công ty và dự án đang đi theo hướng "thưởng cho khách hàng token khi họ thực hiện việc làm công ty nhắm đến". Họ biến khách hàng thành người tham gia tích cực và bản thân khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi với tư cách là người nắm giữ token. Đó là một cách tiếp cận hiệu quả hơn là lấy dữ liệu người dùng và thu thập hành vi của bạn như Facebook.

Có vẻ như công ty hoặc dự án tiền điện tử là những người hướng tới cộng đồng hơn bất kỳ liên doanh kinh doanh truyền thống nào.

Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý, như tôi đã nói trước đây, đây là ý tưởng token hóa tài sản vô hình.

Bạn không cần tách điểm tích lũy Starbucks khỏi cổ phiếu Starbucks của mình, bạn không cần tách tư cách thành viên Amazon Video khỏi cổ phiếu Amazon. Hai thứ có thể kết hợp với nhau để mọi người cùng nhắm đến một lợi ích chung, điều mà tôi nghĩ là giải pháp tốt nhất cho các công ty và dự án. Bằng cách này, chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, vì giờ đây những người trẻ tuổi và bình thường có khả năng tiếp cận tương đương như giới giàu có.

Sắp tới ông có dự định gì cho Arca không?

Hiện tại, chúng tôi đang có nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào quỹ đầu cơ và quỹ ủy thác BTC của chúng tôi mỗi ngày.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các quỹ đầu tư truyền thống khám phá sâu hơn về không gian tài sản kỹ thuật số. Khởi đầy với tư cách nhà đầu tư token, giờ đây chúng tôi đã thành lập một quỹ đầu cơ nhằm tạo ra lợi nhuận theo cách trung lập hơn.

Ngoài ra, chúng tôi sở hữu một quỹ đầu tư NFT. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra các chiến lược mới và giúp thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang xúc tiến một dự án được quy định theo Đạo luật Công ty Đầu tư năm 1940 có tên là BTF (Quỹ chuyển tiền bằng blockchain). Về mặt cấu trúc, BTF cũng tương tự như ETF, nhưng điểm khác biệt là BTF sẽ tạo chứng khoán tài sản kỹ thuật số dưới hình thức phát hành ArCoin để cho phép khách hàng chuyển tiền ngang hàng nhanh chóng. Thông qua mua ArCoin, bạn đồng thời đầu tư vào Quỹ Kho bạc Mỹ của Arca.

Hy vọng khán giả sẽ kỳ vọng vào tương lai của Arca, những người đồng hành với tài sản kỹ thuật số và giới tài chính.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once