CBDC là một thị trường ngách rất nhỏ

spot_imgspot_img

CEO Coinsillium, Eddy Travia, cho rằng CBDC có một thị trường ngách rất nhỏ so với thị trường tài chính. Đồng thời, Travia nhận thấy dự án tại Trung Quốc không có điểm đột phá so với Wechat pay hay Alipay.

CBDC cung cấp quyền kiểm soát cho các Chính phủ

CEO của Coinsillium – Tổ chức xây dựng liên doanh nguồn mở, Eddy Travia, đánh giá CBDC không nhiều lợi thế tài chính như tiền điện tử tư nhân. Theo tổ chức tư vấn của Mỹ, Hội đồng Đại Tây Dương, thống kê có 11 quốc gia đã khởi động dự án CBDC, trong đó có Trung Quốc và Singapore. Ngoài ra, có 14 quốc gia đang chạy thử nghiệm, 26 quốc gia đang tích cực phát triển và 47 quốc gia đang nghiên cứu khái niệm này. Mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từng ví CBDC như “chén thánh của thanh toán xuyên biên giới” nhưng Travia cho rằng CBDC được thúc đẩy vì giải pháp này cung cấp quyền kiểm soát cho Chính phủ.

Theo Travia “Họ đang xem xét các CBDC bởi vì, một lần nữa, CBDC là thứ mà họ có thể kiểm soát và họ cảm thấy Chính phủ có thể áp đặt các quy tắc nhất định.” Trên thực tế, sự phát triển của công nghệ 4.0 khiến các quốc gia không muốn bị bỏ lại hoặc lỗi thời. CBDC ứng dụng công nghệ vào thanh toán và tạo mạng lưới thanh toán xuyên quốc gia. Giải pháp này sử dụng blockchain nên Chính phủ có thể truy xuất và kiểm soát giao dịch nội địa. Tuy nhiên, CBDC không có lợi thế rõ ràng so với tiền điện tử tư nhân. Giải pháp này có lẽ phù hợp với chiến dịch thanh toán không tiền mặt tại các quốc gia phát triển.

CBDC Trung Quốc có nhiều nét trùng lặp với thanh toán trực tuyến

CBDC Trung Quốc có nhiều nét trùng lập với thanh toán trực tuyến
Ảnh minh họa

Khi đề cập về trường hợp nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY) của Trung Quốc, Eddy Travia cho rằng CBDC có nhiều điểm giống Wechat pay hay Alipay. Trích dẫn nhận xét của Travia về sự hạn chế của CBDC như sau: “Trong thế giới hàng nghìn đồng tiền mã hóa đó, tôi nghĩ rằng CBDC là một thị trường ngách rất nhỏ để hoạt động bởi vì đây là lợi thế rõ ràng cho người tiêu dùng”

Nếu như người tiêu dùng Việt Nam dần sử dụng phổ biến Momo, VNpay hay Viettelpay thì ở Trung Quốc, Wechat pay hay Alipay trở thành ứng dụng thanh toán quốc dân. Do đó, eCNY có nhiều nét tương đồng với Wechat pay hay Alipay nhưng không tạo lợi ích khác biệt cho người tiêu dùng. Ngay cả khi Alipay hợp tác thử nghiệm thanh toán nhân dân tệ kỹ thuật số, khách hàng sẽ cần những lợi thế cạnh tranh nổi bật để chuyển đổi thói quen tiêu dùng.

Theo BeInCrypto

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once