Câu chuyện muôn thuở giữa ngân hàng và tiền điện tử

spot_imgspot_img

Ngân hàng của bạn có cho phép bạn đặt cược toàn bộ thu nhập của mình vào vụ cược thể thao nhưng lại không cho phép bạn giao dịch trên Binance không? Cờ bạc thì có rủi ro nhưng không thể gian lận, ngược lại tiền điện tử thì không. Bởi vì tiền điện tử được coi là một sự tân tiến của công nghệ và là tương lai cho ngành tài chính, vậy lý do gì mà ngân hàng lại phản đối nó?

Có vẻ như đang có một cuộc chiến tranh giữa ngân hàng và tiền điện tử. Ngày càng nhiều doanh nghiệp/ tổ chức bắt đầu quan tâm và tiếp cận lĩnh vực tiền điện tử này và hiện có nguy cơ các tiềm năng của blockchain sẽ thay thế tổ chức tiền tệ tập trung trong thời gian tới.

Vậy vị trí của ngân hàng trong thế kỷ tiền điện tử này ở đâu?

Đến bây giờ, đã có nhiều ngân hàng đã cấm hoặc hạn chế quyền truy cập vào các nền tảng giao dịch tiền ảo chẳng hạn như: Coinbase, Kraken và Binance. Tương tự, nhiều tổ chức tài chính đã tuyên bố rằng tiền điện tử là lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động tội phạm điển hình như rửa tiền và lừa đảo. Hơn nữa, nhiều người còn khẳng định rằng các nền tảng giao dịch vẫn thiếu tính minh bạch và thiếu năng lực trong việc hoàn thành kiểm tra bảo mật hoặc ngăn gian lận. Do vậy, nhiều ngân hàng đã ra quyết định cấm giao dịch với những thứ liên quan đến tiền ảo và đó là cách duy nhất bảo vệ quyền lợi người dùng. Tuy nhiên, giải pháp độc tài này lại có vẻ kiểm soát nhu cầu của người dùng quá mức và rào cản mọi người tiếp cận với công nghệ tiên tiến phi tập trung.

 Các ngân hàng đã cấm giao dịch tiền điện tử bao gồm Santander (MC: SAN), Monzo, Lloyds (LON: LLOY ), HSBC, Barclays (LON: BARC ), TSB Metro bank, Natwest, RBC, v.v.

Santander đã tuyên bố rõ ràng lập trường của mình chống lại tiền điện tử trong một bài đăng trên Twitter (NYSE: TWTR ):

“ Giống như nhiều ngân hàng khác, HSBC không mua hoặc bán tiền điện tử. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các chính sách về chống rửa tiền (AML) và quyền lợi khách hàng (KYC). Vậy nên chúng tôi nghĩ rằng tiền điện tử như một dạng tiền tư nhân, nên nó không được đảm bảo tuân theo quy định như là những loại tiền tệ do ngân hàng trung ương phát hành.”

Trên Flipside:

  • Các ngân hàng không can thiệp các vấn đề liên quan đến xác minh giao dịch từ các nền tảng giao dịch tiền điện tử không được kiểm soát như Coinbase.
  • Cờ bạc là một ngành được quản lý và tuân thủ luật pháp, trong khi tiền điện tử, trong hầu hết các trường hợp, thì không.

Tại sao bạn nên quan tâm?

Thực hiện các khoản đầu cơ và giao dịch tiền điện tử một cách mù quáng có thể dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng, tương tự như cờ bạc. Tuy nhiên, mọi người nên được cảm thấy tự do lựa chọn rót tiền của mình vào việc gì mà không cần các tổ chức tài chính can thiệp.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once