Kể từ khi ngôi sao của NBA, Stephen Curry, chi khoảng 180.000 USD cho một NFT Bored Ape hình một con khỉ chán đời trong bộ vest, ta ngày càng nghe thấy nhiều thông tin về những người nổi tiếng mua NFT . Một số ngôi sao nổi tiếng có thể kể đến như Eminem, Lạm Tuấn Kiệt, Dư Văn Lạc, Trần Bách Lâm,… Họ cứ lần lượt, người này nối người kia, "mạnh tay" sắm và đổi avatar sang NFT APE. Nữ thần văn học nghệ thuật Từ Tĩnh Lôi đã bỏ ra rất nhiều tiền và thu về hơn 700 NFT. Đầu năm 2022, Châu Kiệt Luân chưa ra album mới nhưng anh và những người bạn đã cùng nhau phát hành dự án NFT Phantom Bear.
Vì các tác phẩm nghệ thuật NFT đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, việc những người nổi tiếng tiến vào thế giới NFT cũng không phải là điều lạ. Ngoài việc thể hiện gu thẩm mỹ độc đáo của mình, càng ngày càng nhiều ngôi sao mua NFT và tỏ ra quan tâm đến việc tích hợp các tác phẩm của chính họ vào NFT. Với sự trợ giúp của mô hình NFT mới này, họ có thể khám phá ra các thị trường tiềm năng hoặc tìm những cách đầu tư mới và làm giàu.
Ví dụ: Phương Văn Sơn đã hợp tác với Soka Art cho ra mắt sản phẩm búp bê sưu tập đồng thương hiệu Phương Văn Sơn x Châu Kiệt Luật phiên bản giới hạn "Punk Cat Sting" ( xanh và trắng), với NFT chứng nhận chống hàng giả;
Tác phẩm nhạc số đầu tiên của Trung Quốc – "WATER KNOW" của ca sĩ KICCC, sử dụng công nghệ mã hóa NFT, bìa và bản quyền chữ ký của bài hát được đấu giá vì phúc lợi công cộng, giá giao dịch vượt quá 300.000 tệ;
Vương Gia Vệ đã đưa đoạn phim chưa phát hành của bộ phim "In the Mood for Love" thành NFT trong 1 phút 31 giây và bán nó với giá 4,28 triệu HKD và nhận thấy rằng những đoạn phim bất tử sẽ trường tồn mãi trong thế giới ảo;
Ngoài việc cung cấp một mô hình mới trong việc cấp phép và phân phối IP trong ngành giải trí điện ảnh và truyền hình, sự hợp tác giữa công ty Li Ning và NFT Boring Ape của Trung Quốc là một minh chứng cho thấy mô hình cấp phép IP của NFT cũng có thể áp dụng cho các ngành công nghiệp truyền thống.
Theo tin tức liên quan, cửa hàng pop-up của Li Ning tại Trung Quốc đã mở cửa với phong cách metaverse tương tự như Sandbox. Bắt đầu từ ngày 28/5, công ty cũng sẽ biến Bored Ape thành một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc để triển lãm, và có kế hoạch xây dựng một địa điểm về metaverse tại Đông Dương, Bắc Kinh và sử dụng Bored Ape làm nhân vật đại diện cho Li Ning tại Trung Quốc. Trước đó, Adidas cũng đã mua lại Bored Ape "BAYC # 8774", và thực hiện các sáng tạo phái sinh dựa trên NFT, đổi nó thành hình đại diện mới trên Twitter của thương hiệu và mặc quần áo adidas cho nó trong thế giới metaverse.
Tất nhiên, mô hình cấp phép IP sáng tạo của NFT đang ngày càng thu hút nhiều ngôi sao và doanh nhân tham gia. Vậy sức hấp dẫn của mô hình ủy quyền IP của NFT là gì?
Những đồng token, có thể được mua và bán. Bản chất của nó là một chứng chỉ kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain, có thể đảm bảo tính độc nhất của dữ liệu trong mạng blockchain. Kể từ năm 2021, khái niệm mới này bắt đầu bùng nổ trên khắp thế giới, "Bored Ape" chính là vị vua ngồi trên đỉnh vinh quang.
Tháng 4 năm 2021, dự án "Bored Ape" chính thức ra đời. Loạt NFT này chứa 10.000 hình đại diện vượn người. Mỗi hình có những đặc điểm riêng biệt. Sở hữu những bức ảnh không chỉ có nghĩa là bạn đã tham gia "Bored Ape Yacht Club", tận hưởng những lợi ích của dự án mà còn có nghĩa là bạn có tất cả bản quyền của tác phẩm này, bạn có thể tự thiết kế và phát triển nó. Và khi một số lượng lớn người nổi tiếng đổ xô mua, do hiệu ứng hào quang, NFT Bored Ape đã trở thành một biểu tượng của địa vị xã hội. Đồng thời, sự sáng tạo thứ cấp của các thành viên cộng đồng nâng cao hơn nữa khả năng độc đáo và cách truyền tải câu chuyện của nó. Đó là khi Li Ning và Adidas nhìn thấy giá trị thương mại đằng sau Bored Ape, họ quyết định tích hợp nó vào thương hiệu của riêng mình.
Khác với mô hình ủy quyền IP mới, mô hình ủy quyền IP truyền thống tương đối cồng kềnh và nhiều hạn chế hơn. Ngay cả khi ta sở hữu một số quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn đầu, sau này, bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc thay đổi hình ảnh vẫn phải được thương lượng và trao đổi với chủ sở hữu bản quyền, và sau khi ủy quyền hết hạn, bạn cần phải giải quyết giấy tờ để ủy quyền lại, việc này tốn rất nhiều nhân lực và vật lực. Ngoài ra, ủy quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa thực sự được xem trọng, nhiều luật và quy định liên quan chưa hoàn thiện, điều này thường gây ra một số vấn đề trong quy trình ủy quyền sở hữu trí tuệ truyền thống.
Chẳng hạn, chiếc thẻ vàng dành cho người hâm mộ cuồng HelloKitty của Ngân hàng Thương gia Trung Quốc đã chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn trẻ thời trang, đặc biệt là các fan nữ. Đồng thời, nó cũng dẫn đến làn sóng những bạn trẻ ồ ạt đi phát hành thẻ tín dụng trong năm đó. Và vào tháng 7 năm 2016, Garfield hợp tác với Shanghai Xintiandi Toyama Noodle House, và nó cũng đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng trong năm đó. Những trường hợp thành công này cho thấy triển vọng của việc cấp phép sở hữu trí tuệ vẫn còn rất rộng lớn, nhưng sự phức tạp và không chắc chắn của việc cấp phép hiện nay đã hạn chế sự phát triển của nó.
Trên thực tế, sự hợp tác chính thức giữa Li Ning và Bored Ape chỉ đơn giản là Li Ning mua một avatar NFT APE từ thị trường. Không có bất kỳ quy trình ủy quyền rườm rà nào, công ty có độc quyền vĩnh viễn để sử dụng tác phẩm này và một loạt những tác phẩm "ăn theo" tiếp theo liên quan đến tác phẩm này. Đối với vấn đề chuyển thể, sáng tạo thứ cấp và phát triển phái sinh của avatar NFT, Công ty Li Ning có thể đưa ra quyết định của riêng mình, và không cần phải đợi sự chấp thuận của Boring Ape Company.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy lấy một ví dụ. Nếu bạn muốn sử dụng chân dung của Châu Kiệt Luân trong việc quảng bá thương hiệu của mình, thì theo mô hình cấp phép sở hữu trí tuệ truyền thống, trước tiên bạn cần liên hệ với công ty quản lý của anh ấy, và sau những cuộc đàm phán phức tạp, bạn sẽ ký một loạt hợp đồng với điều kiện khắt khe và bạn phải đảm bảo rằng không có hành vi nào làm tổn hại đến hình ảnh của nghệ sĩ trong thời gian ủy quyền. Chỉ khi đó, bạn mới có thể hy vọng nhận được ủy quyền và mô hình ủy quyền IP sáng tạo với NFT đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần mua nó trên thị trường. NFT chân dung của Châu Kiệt Luân là đủ, và sau đó bạn có th điều chỉnh, sáng tạo và phát triển nó. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra và trao quyền cho IP duy nhất dành riêng cho bạn mãi mãi và bạn thậm chí có thể tải lên lại các tác phẩm đã sửa đổi của mình để tạo NFT mới để bán. Và với sự biến động của giá NFT trên thị trường, bạn có thể tự mình xem xét xem các thương hiệu của mình có đáng giá hay không. Trong thời đại của Web 3.0, đây có thể là một mô hình tạo và cấp quyền IP cực kỳ phổ biến.
"IP tĩnh" và "IP động" là hai con đường phát triển riêng biệt
IP mà chúng ta đang nói đến có thể được dịch trực tiếp là "tài sản trí tuệ", nhưng với sự phát triển của thời đại, nó mang nhiều ý nghĩa hơn và phong phú hơn. Có thể nói, nó có thể xuyên thành nhiều dạng, và nó không thể tùy ý thay đổi theo ý thích. Nó có thể được gọi là IP, nó có thể là một cốt truyện, một nhân vật, một bộ truyện tranh hoặc thậm chí chỉ là một cái tên hoặc ký hiệu. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Boring Ape là một IP, Châu Kiệt Luân là một IP, và một bài hát mới cũng có thể là một IP.
Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng IP do NFT tạo ra rất khác so với IP truyền thống. IP truyền thống có nội dung cực kỳ phong phú, chẳng hạn như Nguyên Chẩn trong "Hậu cung CHân Hoàn truyện". Đây là một cái tên và một câu chuyện phong phú, với ngoại hình, tính cách, những điều cô ấy thích và không thích. Chúng ta khó có thể thay đổi IP này. Những IP này liên tục được vẽ ra bởi một nhóm tác giả tập trung, và sau đó từ đây, ta có thể chuyển thể qua hoạt hình, trò chơi, búp bê và các sản phẩm khác. Loại IP truyền thống có trọng lượng tường thuật nặng nề này có thể được gọi là "IP thùng".
Dữ liệu cá nhân (pfp) NFT với người đai điện Là Bored Ape lại khác với điều trên. Nó không có kiến thức hay chiều sâu về nhân vật để vẽ, và chỉ tập trung vào các đặc điểm ngoại hình, màu da, kiểu tóc và phụ kiện,… trong khi đó, ta lại không nắm rõ những đặc điểm, tính cách, thế giới nội tâm của nó và người thiết kế cũng không hề sáng tạo ra điều đó. Loại IP này có thể nói là rất mỏng về trọng lượng tường thuật, và nó cũng mang lại cho các nhà phát triển tiếp theo nhiều không gian sáng tạo hơn. Chúng ta có thể gọi nó là "IP phẳng".
Trong lĩnh vực NFT, tạo IP phẳng này dường như đã trở thành xu hướng. Điển hình nhất là Loot, dự án không có nhân vật nào, cũng không tạo ra các nhân vật với những khả năng, nguồn tài chính và đặc điểm nhất định, chỉ cung cấp một whitelist (văn bản TXT) và mong những người khác xây dựng trên cơ sở ban đầu này, sáng tạo với những giá trị đó để tạo ra một bản thể mới. Mua NFT Loot, tốt hay xấu, thông minh hay ngu ngốc, hướng nội hay hướng ngoại, tốt bụng hay độc ác, tất cả những điểm sáng trên sẽ được người mua xác định và vẽ nên.
Xu hướng này đặt ra một thách thức mới đối với cấp phép sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực NFT, đó là chủ sở hữu có thể gán những giá trị gì đối với IP này và làm thế nào để tăng chiều sâu câu chuyện của mình với những đặc điểm thể chất được giao từ trước và nên nhớ, ta có thể tạo ra bất kỳ thứ gì. Ta không thể nào đoán được bước đi tiếp theo và không thể đánh giá trước liệu hình ảnh IP được tạo ra có được thị trường ưa chuộng hay không. Từ quan điểm này, mô hình ủy quyền sở hữu trí tuệ do công nghệ blockchain và NFT mang lại sẽ không chỉ cải thiện việc lưu thông quyền sở hữu trí tuệ và hiệu quả hợp tác, mà còn thay đổi cách thức tạo và dẫn xuất của chính quyền sở hữu trí tuệ.
Theo quan điểm này, mô hình ủy quyền IP và không gian tạo thứ cấp trong thế giới NFT có nhiều ưu điểm hơn so với IP truyền thống, nhưng điều này không có nghĩa là mô hình tạo IP truyền thống không có giá trị. Vịt Donald, chuột Mickey, Popeye,… những hình ảnh cổ điển này đã chiếm giữ phần lớn sự hứng thú trong ta. Các NFT cũng có thể học hỏi từ IP truyền thống và phát triển, tạo ra các NFT có đời sống nội tâm và tư duy. Cho dù đó là IP phẳng hay IP thùng, mặc dù hướng đi của cả hai khác nhau trong lĩnh vực NFT, trong tương lai gần, với công nghệ của blockchain, cả hai đều tràn đầy sự hứa hẹn.
Lương Khiết, một nhà nghiên cứu, từng tin rằng ý tưởng phát triển Bored Ape này không chỉ làm cho lối chơi của chủ sở hữu trở nên đa dạng hơn và thúc đẩy sự nhiệt tình của chủ sở hữu, mà còn huy động sự hay thay đổi của tất cả các bên. Và với người đại diện là Bored Ape, một lần nữa phát huy sức ảnh hưởng của sản phẩm.
Sự hợp tác giữa Li Ning, các thương hiệu khác với APE đã minh họa một cách sinh động suy nghĩ trên. Lĩnh vực truyền thống cần công nghệ và ý tưởng mới để có được lối chơi mới và phương pháp sáng tạo, đồng thời các công nghệ mới phải được tích hợp tích cực vào các ngành truyền thống. Xác minh tính hiệu quả của công nghệ trong thực tế và thúc đẩy việc nâng cấp công nghệ liên tục.
Chúng ta cũng thấy rằng lĩnh vực kinh tế truyền thống đang tích cực đón nhận NFT. Trước đó, nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple đã bán một cặp tác phẩm NFT với giá 69,35 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s, khiến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt thứ ba trong lịch sử nhân loại; bài NFT tweet đầu tiên của cựu CEO Twitter – Jack Dorsey, được bán với giá 2,5 triệu USD; nhạc sĩ phát hành album NFT; các nhà thiết kế nội thất đặt đồ nội thất của NFT lên kệ, v.v., tất cả đều dường như đang giúp NFT thoát khỏi sự giới hạn, và các tài sản kỹ thuật số liên kết nền kinh tế thực đang ngày càng được đón nhận.
Jack Ma cho biết trong một diễn đàn gần đây: Thế giới đã trải qua những thay đổi to lớn trong năm qua, và đại dịch cũng mang đến những thách thức to lớn. Trong số tất cả những bất ổn khổng lồ này, có một điều chắc chắn và không còn nghi ngờ gì nữa, xu hướng số hóa vẫn không thay đổi. Giờ đây, quá trình này có khả năng được rút ngắn xuống còn một hoặc hai thập kỷ. Trong số tất cả những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt, số hóa là cơ hội lớn nhất chắc chắn của chúng ta. Giờ đây, sự đổi mới của NFT trong bản quyền sở hữu trí tuệ có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong quá trình số hóa, và việc áp dụng số hóa trong các ngành khác nhau sẽ phổ biến hơn trong tương lai. Kỷ nguyên tự do của Web 3.0 trong thế giới metaverse sẽ sớm đến.