Có một biến số vĩ mô mà chỉ riêng nó đã ảnh hưởng đến hơn 50% biến động giá tiền điện tử. Nó có ý nghĩa gì đối với giá trị ví tiền điện tử của bạn? Biến số mà mình đang đề cập đến là đồng đô la.
Mình so sánh giá BTC và vốn hóa thị trường tiền điện tử với nhiều yếu tố vĩ mô. Giá của đồng đô la Mỹ (được đại diện bởi chỉ số DXY) có mối tương quan rõ ràng nhất với tiền điện tử.
Chiếm 54% thời gian, sự thay đổi giá BTC hàng năm có thể được giải thích chỉ bằng DXY.
DXY đi lên, tiền điện tử đi xuống và ngược lại.
Năm 2018 thị trường tiền điện tử xuất hiện "bear market" đồng thời vào lúc đó là xu hướng tăng của đồng đô la Mỹ và khi đồng đô la Mỹ bắt đầu giảm vào đầu năm 2019, BTC đã được hồi sinh mạnh mẽ. Liệu tiền điện tử được thúc đẩy bởi sự kiện halving hay nó được thúc đẩy bởi chu kỳ định giá USD?
Có ý kiến cho rằng giá của tiền điện tử được tính bằng đô la. Vì vậy nếu đồng đô la tăng tất nhiên tiền điện tử sẽ giảm hoặc tiền điện tử là tài sản rủi ro và đồng đô la Mỹ là một tài sản an toàn. Vì thế chúng có sự tương quan nghịch với nhau. Điều này dường như không phải là một vấn đề?
Thật vậy cũng có một sự tương quan nghịch giữa DXY và hàng hóa vì hàng hóa chủ yếu được giao dịch bằng USD và cũng có mối tương quan nghịch giữa DXY và thị trường chứng khoán vì cổ phiếu là tài sản định hướng rủi ro.
Nhưng DXY giải thích chỉ có 24% thay đổi giá vàng và 7% thay đổi S&P 500, mức độ này tương quan nhiều hơn với tiền điện tử. Tại sao?
Đây là sản phẩm của sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Khi đồng đô la Mỹ tăng, việc thu lợi từ các loại tiền tệ khác thông qua stablecoin trở nên đắt hơn, làm giảm nhu cầu về tiền điện tử.
Nhưng quan trọng hơn giá trị đồng đô la là yếu tố hỗ trợ cho nhiều yếu tố vĩ mô từ khẩu vị rủi ro toàn cầu đến điều kiện tiền tệ, triển vọng tăng trưởng đến hành động của ngân hàng trung ương. Tất cả đều ảnh hưởng đến tiền điện tử.
Nói cách khác mặc dù bản thân DXY không "gây ra" sự thay đổi giá của tiền điện tử nhưng nó là một chỉ số tóm tắt cho nhiều yếu tố khác.
Do đó, nếu bạn đang tự hỏi ví tiền điện tử của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào trong ngắn hạn và trung hạn, thì việc xem xét các xu hướng định giá USD và các động lực của chúng rất hữu ích.
Tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ
Khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu (tức là thâm hụt tài chính) thì giá trị của đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm.
Trên thực tế tài khoản vãng lai của Mỹ đã xấu đi kể từ đại dịch Covid-19 trong khi giá trị của đồng đô la đã giảm.
Tuy nhiên sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đang chậm lại, với chi tiêu chính phủ thu hẹp – > nhu cầu nhập khẩu ít hơn – > giảm thâm hụt tài khoản vãng lai hàng năm trong năm nay – > hỗ trợ giá trị của đồng đô la.
USD Bulls: Điểm 1; Gấu USD: Điểm 0.
Nhưng trên thực tế tài khoản vãng lai ít tác động đến đồng đô la so với các loại tiền tệ khác vì nhiều mặt hàng được định giá bằng đô la. Trong một thế giới tài chính hóa quá mức, thị trường tài chính có tác động lớn hơn đến giá trị của đồng đô la.
Dòng vốn Mỹ
Hoa Kỳ là một nước nhận dòng vốn đầu tư ròng theo danh mục đầu tư. Dòng vốn để mua vào tài sản của Mỹ – > hỗ trợ nhu cầu đồng USD.
Số tiền đó đang ngày càng tiến vào thị trường chứng khoán Mỹ, vốn đã vượt trội so với hầu hết các thị trường khác với biên độ rộng, thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Nhưng như bạn đã biết sự chậm lại có thể đã bắt đầu do Fed thắt chặt và cổ phiếu đã bị ảnh hưởng nặng nề. Bear market kéo dài thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm thị trường sinh lãi tốt hơn – > tiền rời khỏi thị trường Mỹ – > nhu cầu đô la giảm – > giá trị đồng đô la giảm.
Dollar Bulls: Điểm 1: Dollar Bears: Điểm số 1.
Fed tăng lãi suất
Môi trường lãi suất thấp kéo dài ở Mỹ đã thúc đẩy một loạt các giao dịch theo sau đó. Vay đô la để mua tài sản nước ngoài có lợi suất cao hơn với lãi suất thấp. Đây là một động lực quan trọng của sự gia tăng tài sản nước ngoài do các ngân hàng Mỹ và các tổ chức tài chính khác nắm giữ.
Trừ khi chi phí vốn đô la của bạn tăng lên đây là một khoản đầu tư hoàn hảo. Lãi suất cao hơn -> lợi nhuận thương mại mang lại ít hơn -> dòng vốn danh mục đầu tư từ Mỹ ít hơn -> nhu cầu đô la tăng – giá trị đồng đô la tăng -> ít mang lại lợi nhuận thương mại hơn -> chu kỳ này phản xạ một cách củng cố bổ trợ cho nhau.
Nhưng như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây ước tính phản ứng DXY đối với cú sốc lãi suất (dữ liệu từ năm 2010 đến 2021) tăng lãi suất (biểu đồ trái) có tác động mạnh hơn đến sự tăng giá của đồng đô la so với việc cắt giảm lãi suất (đồ thị bên phải) tác động đến đồng đô la yếu hơn.
Hiệu ứng ngược chiều "bạn đi lên, tôi đi xuống" khác hẳng với tác động của QE / T như chúng ta sẽ thấy theo phân tích duới đây.
Dollar Bulls: Điểm 2, Dollar Bears: Điểm 1.
Thắt chặt định lượng của Fed
Tác động của việc mua tài sản của Fed tương tự như tăng lãi suất. QT (thắt chặt định lượng) -> đô la tăng, QE (nới lỏng định lượng) -> đô la giảm. Nhưng tác động của nó mạnh hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản thị trường và phía xa của đường cong lợi suất.
Dữ liệu lịch sử cho thấy hiệu ứng QT (hình bên phải) khiến đồng đô la tăng giá có xu hướng mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng QE (bảng trái) khiến đồng đô la mất giá.
Nếu các ước tính trên được tính theo mệnh giá, tác động của QT đối với đồng đô la sẽ kéo dài khoảng 10 tháng trước khi giảm dần. Điều này có nghĩa là nếu QT năm nay bắt đầu vào tháng 7, nó sẽ đẩy đồng đô la mạnh hơn cho đến tháng 5 năm 2023.
Dollar Bulls: Điểm số 3, Dollar Bears: Điểm 1.
Trên thực tế xu hướng tăng của đô là chiếm ưu thế kể từ tháng 5 năm ngoái, trong khi sức mạnh của tiền điện tử đang bị bào mòn. (Đồng đô la tăng, tiền điện tử giảm.)
Ukraine đã giúp DXY tăng thêm một lần nữa. Với tốc độ hiện tại nó đang trên đường chạm ngưỡng 100, một mức kháng cự dài hạn trong vòng 6 tháng.
Nhưng liệu quỹ đạo đi lên của nó có được suôn sẻ như vậy trong vài tháng tới?
Đừng quên rằng cả quá trình tăng và QT đều chưa bắt đầu. Tăng trưởng trong bảng cân đối kế toán của Fed mặc dù chậm lại mạnh kể từ tháng 5 năm ngoái nhưng vẫn đang tăng trưởng và thị trường hoàn toàn không thiếu thanh khoản.
Tuy nhiên các quỹ đều đang cố gắng vượt lên trước Fed. Nasdaq giảm 20% từ mức thấp nhất trong tháng 12 đến tháng này, tiền điện tử là hơn 40% và cả việc tăng lãi suất cũng như QT đều không được chứng minh bởi điều kiện thị trường thực tế.
Tôi mong đợi một đợt phục hồi thị trường mạnh mẽ từ nay đến khoảng tháng 7, đây cũng sẽ là QT mới nhất bắt đầu. (Tăng lãi suất là một điều nhỏ, QT là một điều lớn.)
Điều này có nghĩa là BTC Dominance vẫn có khả năng giảm một lần nữa cho đến tháng 6.
Tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine, chương trình QT có thể thay đổi. Các thị trường sẽ rất vui nếu nó bị trì hoãn để giảm bớt tác động từ giá dầu đối với nền kinh tế nhưng có lẽ không lâu.
Dù sao quan điểm của tôi là thị trường phục hồi ngắn hạn và trung hạn với sự biến động cao. Nhưng vào cuối năm QT bắt đầu khiến DXY tăng hơn nữa và tiền điện tử sẽ giảm hơn nữa.
Tuy nhiên kết luận lại chúng ta đừng đánh mất bức tranh toàn cảnh. Đồng đô la Mỹ đã ở trong một xu hướng giảm dài hạn trong hơn 30 năm. Tại sao lại như vậy?
Có nhiều lý do nhưng cuối cùng nó đi xuống đến cung và cầu. Nếu nguồn cung đô la vượt quá nhu cầu giá chắc chắn sẽ giảm. Mình không chỉ nói về nguồn cung của đồng đô la mà còn về nguồn cung của những thứ khác trên thực tế thay thế cho đồng đô la ví dụ như chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ.
Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và các chứng khoán nợ khác ngày càng được các nhà đầu tư xem là tiền, một phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị. Xu hướng này được củng cố bởi sự đàn áp biến động của các ngân hàng trung ương, giúp giữ giá trị của các "gần như tiền tệ" này ổn định.
Điều này có nghĩa là cung tiền thực tế phải là số liệu thống kê của M1, M2,.. cộng với lượng nợ công đang lưu hành. Nguồn cung tiền thực này hiện gấp đôi cung tiền M2 chính thức và tăng nhanh hơn do nợ chính phủ Mỹ ngày càng tăng.
Giả sử nhu cầu về tiền vẫn ổn định, để xem giá trị của đồng đô la sẽ đi theo hướng nào trong thời gian dài bạn chỉ cần tự hỏi:
- Xu hướng nợ công sẽ đảo ngược?
- Sẽ ngày càng có nhiều thứ khác ngoài đồng đô la được sử dụng như một loại tiền tệ toàn cầu?
Xu hướng nợ công sẽ KHÔNG đảo ngược và sẽ có ngày càng nhiều các loại tài sản được xem như tiền tệ toàn cầu. Chi tiêu của chính phủ phải tăng do quá trình già hóa dân số và tự động hóa đồng nghĩa với việc là nợ nhiều hơn và do đó sẽ có nhiều đợt phát hành tiền tệ nhiều hơn.
Đối với các loại tiền tệ toàn cầu mình có nghe nói có một cái gì đó được gọi là tiền điện tử.
Tổng kết
- Giá trị của đồng đô la Mỹ và tiền điện tử có liên quan chặt chẽ, đồng đô la tăng -> tiền điện tử giảm
- USD sẽ tăng giá trong năm nay
- Tăng giá đô la do QT dẫn đầu kéo dài khoảng 10 tháng
- Thị trường dự kiến sẽ phục hồi trong ngắn và trung hạn nhưng bear market thích hợp vào cuối năm 2022
- Trong dài hạn đồng USD vẫn đang trong xu hướng giảm
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Là một nền tảng thông tin blockchain, thông tin được cung cấp trên trang web này không đại diện cho bất kỳ đề xuất đầu tư nào.