Các bước khởi nghiệp trong thời đại Web3

spot_imgspot_img

Đối với các công ty khởi nghiệp, crypto mở ra những cơ hội mà không ngành công nghiệp nào khác có thể sánh bằng. Tầm nhìn cốt lõi của tiền điện tử và Web3 là tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số dành cho tất cả mọi người. 

Web3 được hỗ trợ bởi blockchain, hợp đồng thông minh và hệ thống oracle ở lớp dưới cùng. Các quy trình được tự động hóa theo bộ tiêu chuẩn thống nhất và thuật toán đồng thuận. Muốn phát triển Web3, ta cần tái cấu trúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong xã hội ngày nay. Hệ sinh thái xây dựng bởi blockchain, layer2 và ứng dụng phi tập trung là thành phần đầu tiên của quá trình chuyển đổi nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi. Đầu năm 2022, người dùng tiền điện tử trên toàn cầu dự kiến vượt mốc 300 triệu, đưa tổng quy mô thị trường lên hơn 1 nghìn tỷ đô la.

Do đó, giới doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội "có một không hai" này để giành thế tiên phong trong lĩnh vực Web3, đặt nền tảng cho tương lai, phá vỡ và thách thức những cơ chế và công nghệ hiện tại. Bên cạnh lượng người dùng tăng mạnh, hàng loạt doanh nghiệp truyền thống cũng đang tăng cường đầu tư vào các dự án đổi mới. Đây chính là thời kỳ hoàng kim của Web3.

Bất kỳ ai có máy tính và Internet đều có thể gia nhập Web3. Rõ ràng, lợi ích giá trị nhất mà không gian này đem lại là mạng lưới Internet công bằng hơn và điều này đã kích thích trí tưởng tượng vô hạn của công chúng. Mặt khác, cần lưu ý bản thân Web3 không thể thay đổi Internet, mà chính các công ty khởi nghiệp cũng cần cân nhắc phương án đưa sản phẩm và dịch vụ của mình lên thị trường Web3, đồng thời đối phó với nhiều thách thức từ hệ sinh thái blockchain.

Chiến lược tiếp cận thị trường truyền thống

Phương pháp tiếp cận thị trường truyền thống bao gồm chiến lược bán hàng và marketing phân loại người tiêu dùng bằng marketing funnel (mô hình phễu kinh doanh) hoặc marketing flywheel (mô hình bánh đà). Mục đích chính của việc này là xác định các điểm hạn chế và khách hàng mục tiêu, đồng thời hình thành chiến lược giá cả, sản phẩm và kênh phân phối nhất quán để xác định liệu sản phẩm có khả năng được thị trường công nhận hay không.

Chiến lược tiếp cận thị trường của Web2 thường gồm có các yếu tố sau:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu: Xác định nhóm khách hàng cụ thể cần một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định và phân khúc thị trường dựa trên nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý và xu hướng hành vi.
  • Sản phẩm/ thị trường thích hợp: Sản phẩm hoặc thị trường hy vọng có thể giải quyết được vấn đề nào đó Đây là điều kiện thiết yếu để có một chiến lược tiếp cận thị trường thành công. Sự phù hợp của sản phẩm/ thị trường xác định liệu một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không.
  • Chiến lược phân phối và bán hàng: Các chiến lược phân phối và bán hàng nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời tương ứng với tiêu chí "sản phẩm/ thị trường thích hợp" và "nhóm khách hàng mục tiêu".

Khuôn mẫu này vẫn hữu ích đối với hầu hết dự án Web3 có mô hình kinh doanh hoặc cơ cấu tổ chức giống doanh nghiệp Web2. Ví dụ: Trong khi các thị trường NFT như OpenSea và các công ty SaaS như Alchemy là dự án Web3, chiến lược tiếp cận thị trường của họ vẫn có thể áp dụng cho thị trường truyền thống vì tính tương đồng trong mô hình kinh doanh.

Chiến lược tiếp cận thị trường của Web3 khác biệt như thế nào?

Mặc dù chiến lược tiếp cận thị trường của Web2 vẫn có một số giá trị tham khảo, nhiều dự án Web3 có cấu trúc tổ chức và mô hình kinh doanh độc đáo nên đòi hỏi thiết kế lại chiến lược tiếp cận thị trường của mình.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Web2 và Web3 là quyền sở hữu và mô hình quản trị. Trong một doanh nghiệp Web3, ranh giới giữa chủ sở hữu, người dùng và nhà đầu tư tương đối mờ nhạt, thậm chí chồng chéo lên nhau. Những người đóng góp cho dự án Web3 bao gồm nhà phát triển, thành viên đội ngũ và các thành viên tích cực trong cộng đồng. Tất cả đều có mục tiêu chung là thúc đẩy dự án tiến về phía trước.

Để phát triển một chiến lược tiếp cận thị trường Web3 thành công, cần phải tính đến cơ cấu tổ chức cụ thể. Trong đó, xây dựng cộng đồng năng động và chất lượng cao là một trong những yếu tố chủ chốt đảm bảo thâm nhập thị trường Web3 thành công.

Tầm quan trọng của cộng đồng

Để xây dựng một cộng đồng vững mạnh, ta cần chú ý đến những nhân tố sau đây: cơ sở người dùng trung thành, đội ngũ nhân tài giàu nhiệt huyết, thành viên cộng đồng không ngừng quảng bá và xúc tiến dự án. Công ty khởi nghiệp Web3 không chỉ cần có “Sản phẩm khả thi tối thiểu” (MVP), mà còn cần nỗ lực xây dựng “Cộng đồng khả thi tối thiểu” (MVC).

Trong ngành công nghiệp Web3, quyền kiểm soát dự án thường được giao cho cộng đồng thông qua mô hình quản trị phi tập trung. Do đó, một cộng đồng năng động, chất lượng cao là yếu tố thiết yếu tạo nên thành công cho chiến lược tiếp cận thị trường. Cộng đồng không chỉ là người dùng, mà còn là người đóng góp và đưa ra quyết định, đại diện cho toàn bộ dự án Web3.

Mặc dù hầu hết dự án Web3 đều có một số người đóng góp cốt lõi giữ vai trò lãnh đạo (thường xuất thân từ nhóm sáng lập), họ vẫn cần phối hợp với cộng đồng để điều chỉnh và cải thiện dự án phù hợp với thị trường/ sản phẩm. Ngoài ra, thành viên cộng đồng cũng thường nắm giữ token quản trị của dự án.

Vì vậy, các dự án Web3 phải có tầm nhìn rõ ràng ngay từ đầu để đạt được thành công dài hạn. Tiếp đến, các bên liên quan có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy dự án tiến tới mục tiêu đó. 

Tất cả yếu tố trên về cơ bản đã ảnh hưởng đến tư duy thiết kế của chiến lược thâm nhập thị trường Web3 và tạo sự khác biệt so với thị trường Web2. Nếu dự án không có tầm nhìn minh bạch, họ sẽ không thể tập hợp được một cộng đồng hiệu quả, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phối hợp với các bên liên quan. 

Chiến lược tiếp cận thị trường dọc Web3

Để thảo luận chi tiết hơn về chiến lược tiếp cận thị trường Web3, ta có thể tìm hiểu cách tiếp cận của các ngành dọc hàng đầu Web3. Một số ví dụ tiêu biểu là giao thức tài chính phi tập trung (DeFi), dự án blockchain game và tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).

Tài chính phi tập trung

Các giao thức DeFi thường có thể được kết hợp với nhau một cách tùy ý. Điều này đồng nghĩa bất kỳ ai cũng có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của nó để phát triển nội dung mới. Dự án tích hợp quy mô sinh thái càng lớn thì khả năng thành công càng cao.

Các ứng dụng quy mô lớn sẽ lần lượt giữ vai trò chính và chúng ta nên xem xét các giao thức DeFi từ góc độ này. Trên thực tế, iao thức DeFi phải được tích hợp vào nền tảng giao dịch, ví và dự án liên quan trong hệ sinh thái multichain.

Do đó, chiến lược tiếp cận thị trường của DeFi tập trung vào việc mở rộng kinh doanh và thu hút các nhà phát triển. Mở rộng kinh doanh làm tăng giá trị cũng như tính tập trung cho các chiến lược tích hợp. Đồng thời, nhà phát triển cũng có thể phát triển cơ sở hạ tầng nguồn mở, cấu trúc tự phục vụ để tăng trưởng và tính ứng dụng.

Cộng đồng trong giao thức DeFi nắm giữ nhiều chức năng khác nhau. Cộng đồng có thể giám sát nhà phát triển chủ chốt để đảm bảo những thay đổi của họ phù hợp với tầm nhìn của dự án; nguồn nhân tài trong cộng đồng giúp đẩy nhanh sự phát triển của dự án; các thành viên trong cộng đồng tiếp tục quảng bá dự án ra bên ngoài.

Blockchain game

Tương tự giao thức DeFi, P2E blockchain game cũng cần đội ngũ đối tác chất lượng cao để cùng giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển dự án Web3.

Ở đây, chiến lược tiếp cận thị trường tập trung vào việc trực tiếp mở rộng cơ sở người chơi. Như chúng ta đã biết, rất khó để làm game truyền thống từ đầu, vì game cần thu hút đủ người chơi để đảm bảo trải nghiệm tối ưu. Điều này thường đòi hỏi nhiều nguồn lực marketing và đối mặt với sức cạnh tranh khốc liệt.

Cơ chế trò chơi cơ bản của các dự án blockchain game thường không khác nhiều so với loại hình truyền thống. Tuy nhiên, chiến lược thâm nhập thị trường giữa hai game lại có khác biệt lớn. Ví dụ: Cách phổ biến để bắt đầu một dự án game là trao quyền sở hữu NFT trong game cho cộng đồng, giúp kích hoạt nền kinh tế game và đẩy mạnh tăng trưởng tự nhiên.

Sau đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các cộng đồng trong và ngoài game để thu hút người chơi mới. Nhờ vậy, người chơi có thể kiểm soát cách game phát triển thông qua mô hình quản trị phi tập trung và chương trình cho người chơi mới thuê NFT.

DAO được thành lập cho mục đích cụ thể

DAO hoạt động dựa trên cơ chế hợp tác xã hội không cần tin cậy. DeFi và các dự án blockchain game thường chuyển đổi từ mô hình quản trị tập trung sang mô hình quản trị phi tập trung, trong khi trọng tâm của DAO hoàn toàn là quản trị.

Điều quan trọng nhất khi đưa DAO có mục đích ra thị trường là sở hữu tầm nhìn rõ ràng và thiết lập cơ chế quản trị cộng đồng mạnh mẽ.

LexDAO là một ví dụ điển hình. Với mục đích tạo ra hiệp hội các kỹ sư pháp lý đẳng cấp thế giới, DAO này đã được thành lập. Luật sư và kỹ sư pháp lý từ khắp nơi trên thế giới có thể gia nhập và hợp tác với thành viên khác nghiên cứu luật về hợp đồng thông minh trong tương lai.

Trong trường hợp này, một mục tiêu chung đã gắn kết các cá nhân trong cộng đồng với nhau và khuyến khích họ làm việc trong cơ cấu tổ chức phi tập trung, thực hiện những sáng kiến quan trọng và cùng nhau đi lên. Đối với một DAO như LexDAO, chiến lược tiếp cận thị trường cần thiết nhất là thiết lập cơ chế quản trị mạnh mẽ, khuyến khích sự tham gia cùa cộng đồng và gạt đi hiềm khích khi các thành viên bỏ phiếu về các sáng kiến nội bộ.

Thế giới mới của Web3

Web3 không chỉ cho phép doanh nhân đạt được lợi nhuận mà còn cải thiện tính công bằng của các mô hình kinh doanh hiện có.

Mặc dù Web3 có thể tham khảo một số chiến lược tiếp cận thị trường của Web2, các doanh nhân Web3 cần "cải tạo" lại chúng để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và nắm bắt cơ hội phát triển độc đáo của Web3. 

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once