Blockchain và những tác động làm thay đổi đến nền kinh tế hiện nay

spot_imgspot_img

Các nhà kinh tế học đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người từ hàng trăm năm nay: cách chúng ta đưa ra quyết định, cách chúng ta hành động theo từng cá nhân và theo nhóm, cách chúng ta trao đổi giá trị. Họ cũng tìm hiểu cách thức mà các tổ chức thể chế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nền thương mại, ví dụ như thông qua hệ thống pháp luật, hợp tác, thị trường. Nhưng có một công nghệ mới đã xuất hiện và sẽ thay đổi cách chúng ta giao dịch, buôn bán và đó được gọi là "blockchain".

Đó là một tuyên bố khá táo bạo, nhưng tôi thực sự muốn bạn nhớ rõ rằng, mặc dù công nghệ blockchain tương đối mới, nhưng nó chính là một điểm nhấn quan trọng trên con đường lịch sử dài đằng đẵng này.

Chúng ta luôn tìm những cách giảm bớt lòng nghi ngờ về nhau để ta có thể cùng trao đổi những giá trị. Tính đến thời điểm hiện tại, một trong những người đầu tiên khám phá ra ý tưởng sử dụng các thể chế như một loại công cụ trong kinh tế học nhằm hạn chế sự hoài nghi và giúp con người có thể trao đổi dễ dàng là nhà kinh tế học đạt giải Nobel – Douglass North. Ông qua đời vào cuối năm 2015, nhưng North chính là người tiên phong trong lĩnh vực được gọi là “kinh tế học thể chế mới”. Và theo ông, thiết chế này, trên thực tế, chỉ xoay quanh hai vấn đề, một là luật lệ chính thống như hiến pháp và hai là những rào cản không chính thức, như hối lộ.

Những thể chế này chính là chất bôi trơn, giúp những bánh xe kinh tế của chúng ta hoạt động trơn tru, và chúng ta có thể thấy điều này diễn ra trong suốt quá trình lịch sử nhân loại. Nếu ta nhìn lại lúc con người còn ở thời kỳ săn bắn hái lượm, chúng ta chỉ có thể buôn bán trong phạm vi làng xã và khi chúng ta gặp phải trục trặc, bất bình lúc trao đổi, điều duy nhất ta có thể làm lúc đó là áp chế bằng bạo lực. Vì xã hội ngày càng phát triển phức tạp và các tuyến đường thương mại cũng ngày càng được mở rộng, chúng ta đã xây dựng những thiết chế chính thức, các tổ chức như ngân hàng tiền tệ, chính phủ, tập đoàn.

Các thể chế này đã giúp thế giới quản lý nền kinh tế khi sự lòng tin giữa người và người ngày càng phai nhạt, đồng thời khả năng kiểm soát cá nhân của chúng ta cũng ngày càng giảm sút. Kể cả với internet, chúng ta cũng áp những thiết chế như vậy lên trực tuyến. Chúng ta đã xây dựng những nền tảng giao dịch như Amazon, eBay, Alibaba, chỉ hơi khác là các tổ chức hoạt động nhanh hơn và đóng vai trò như những người trung gian để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế.

Và như Douglass North đã nói, thể chế là một công cụ để tiêu trừ những nghi kỵ nhằm giúp chúng ta có thể kết nối và trao đổi tất cả các loại giá trị trong xã hội. Chúng ta hiện đang chậm chững bước vào một thời kỳ đổi mới dài hơi, nơi chúng ta thay đổi cách thức tương tác và giao dịch, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có thể thu nhỏ sự do dự mà không cần nhờ đến các thể chế chính trị và kinh tế, như ngân hàng, tập đoàn, chính phủ. Chúng ta có thể tự mình làm điều đó chỉ với công nghệ.

Vậy blockchain là gì? Công nghệ blockchain là một cơ sở dữ liệu phi tập trung lưu trữ tài sản và giao dịch thông qua hệ thống "Peer-to-peer". Về cơ bản, đó là một hệ thống lưu trữ chung công khai của những người sở hữu và người nhận. Các giao dịch được bảo mật thông qua mật mã và theo thời gian, lịch sử giao dịch đó sẽ bị khóa trong các khối dữ liệu sau đó được liên kết với nhau và được bảo mật theo các mã hóa. Nó tạo ra một hệ thống lưu trữ bất biến, không thể thay đổi, trong đó, nó sẽ ghi chép lại tất cả các giao dịch trên mạng lưới. Bản ghi này được thực hiện trên mọi máy tính đang kết nối mạng.

Nó không phải là một ứng dụng. Nó cũng không phải là một công ty. Ta hãy xem nó là một thứ công nghệ tương tự như Wikipedia. Chúng ta có thể xem mọi thứ trên Wikipedia. Đó là một chế độ xem tổng hợp luôn thay đổi và được cập nhật. Chúng ta cũng có thể theo dõi những thay đổi đó theo thời gian trên Wikipedia và chúng ta có thể tạo wiki của riêng mình, bởi vì nếu nhìn vào bản chất cốt lõi, chúng chỉ là một cơ sở hạ tầng dữ liệu.

Trên Wikipedia, đó là một nền tảng mở lưu trữ các từ và hình ảnh cũng như những thay đổi dữ liệu theo thời gian. Trên blockchain, bạn có thể coi nó như một nguồn mở lưu trữ nhiều loại tài sản khác nhau. Nó ghi lại lịch sử giám hộ, quyền sở hữu và địa chỉ của các tài sản như tiền kỹ thuật số Bitcoin. Nó có thể giữ cả chứng chỉ, hợp đồng, các nhân vật trong thế giới thực, thậm chí cả thông tin nhận dạng cá nhân.

Tất nhiên, còn có những chi tiết kỹ thuật khác của blockchain, nhưng chính yếu là ở cách nó hoạt động. Nó là một dạng đăng ký tài khoản công cộng có thể lưu trữ các giao dịch trên một mạng và được sao chép thành nhiều bản nên nó rất an toàn và khó bị giả mạo.

Từ cách nhìn này, chúng ta có thể suy ra được cách thức mà blockchain giảm bớt những lo ngại và những tác động mạnh mẽ của blockchain đến nền kinh tế. Nghi ngờ là một vấn đề lớn trong kinh tế học, nhưng ta chỉ hãy muốn điểm qua ba hình thức của sự do dự mà chúng ta phải đối mặt trong hầu hết mọi việc hàng ngày, mà nhờ vào những điểm bất an đó, blockchain có thể phát huy hết sức mạnh của mình. Chúng ta phải đối mặt với những bất ổn như không biết mình đang đàm phán với ai, không hiểu rõ giao dịch đó diễn ra như thế nào và không biết phải làm sao nếu có vấn đề xảy ra.

Ví dụ, việc không biết chúng ta đang đối phó với ai. Giả sử ta muốn mua một điện thoại thông minh đã qua sử dụng trên eBay. Điều đầu tiên tôi sẽ làm là tra cứu xem tôi đang mua hàng của ai. Liệu họ có uy tín không? Họ có được nhận những đánh giá tốt nào chưa? Những nhận xét, xếp hạng, đánh giá là những chứng nhận về thông tin cá nhân mà chúng ta cần xem xét nhằm xóa bỏ những nghi ngờ về người mà ta đàm phán. Nhưng vấn đề là chúng rất rời rạc.

Hãy nghĩ đến số lượng thông tin mà bạn cần phải tra dò. Trong khi đó, Blockchains cho phép chúng ta tạo ra một nền tảng mở trên toàn cầu, trên đó lưu trữ bất kỳ chứng thực nào về bất kỳ cá nhân nào từ bất kỳ nguồn nào. Điều này cho phép ta tạo ra một danh tính người dùng đáng tin và thường trực. Không chỉ đơn giản là tạo ra một bản lý lịch, nhờ vào khả năng của mình, blockchain có thể giúp bạn tiết lộ một cách có chọn lọc những đặc điểm khác nhau về bạn nhằm đơn giản hóa quá trình giao dịch hoặc tương tác, chẳng hạn như chính phủ đã cấp cho bạn một ID chứng minh bạn trên 21 tuổi, bằng cách cung cấp những bằng chứng mật mã rằng những chi tiết này tồn tại và đã được chấp nhận thông qua. Việc sở hữu loại căn cước thường trực này trên khắp thế giới thực và thế giới kỹ thuật số sẽ giúp chúng ta có thể thực hiện tất cả các hành vi thương mại theo một cách hoàn toàn mới. 

Nghi ngờ thứ hai mà chúng ta thường phải đối mặt chính là không có sự minh bạch trong việc tương tác. Giả sử bạn sẽ gửi cho tôi chiếc điện thoại thông minh đó qua đường bưu điện. Tôi muốn quá trình này diễn ra minh bạch. Tôi muốn biết rằng sản phẩm tôi đã mua giống với sản phẩm được gửi đến qua đường bưu điện và một bản báo cáo, ghi rõ hàng hóa đó hiện giờ đang đi đến đâu.

Điều này không chỉ đúng với các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh mà còn áp dụng với nhiều loại hàng hóa và dữ liệu, những thứ như thuốc, hàng xa xỉ, bất kỳ loại dữ liệu hoặc sản phẩm nào mà không muốn xảy ra bất trắc. Vấn đề này xuất hiện ở nhiều công ty, đặc biệt là những công ty sản xuất những sản phẩm tinh vi như điện thoại thông minh, là họ đang quản lý tất cả các nhà cung cấp khác nhau trong một chuỗi cung ứng theo hàng ngang. Tất cả những người tham gia tạo ra một sản phẩm, họ không có cùng một cơ sở dữ liệu. Họ không sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng và do đó, thật khó để ta có thể thấy rõ cách hàng hóa hình thành. Sử dụng blockchain, chúng ta có thể tạo ra một thực tại chung đmà không cần thông qua niềm tin. Vì tất cả các node trong mạng lưới không nhất thiết cần phải quen biết hoặc tin tưởng lẫn nhau, bởi vì mỗi node đều có khả năng giám sát và xác nhận chain của chính họ.

Giờ ta hãy nhìn lại Wikipedia. Đó là một cơ sở dữ liệu được chia sẻ và mặc dù nó có nhiều người đọc và nhiều người viết cùng một lúc, nó vẫn luôn là một cơ sở duy nhất. Vì vậy, chúng ta có thể tạo cơ sở đó trên thế giới số bằng cách sử dụng các blockchains. Chúng ta có thể tạo một cơ sở dữ liệu phi tập trung có hiệu quả tương tự như một cơ quan độc quyền mà không có quyền lực tập trung. Những nhà cung cấp, những công ty có thể tương tác bằng cách sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu mà không cần tin tưởng lẫn nhau. Đối với người tiêu dùng, nhờ vậy, chúng ta có thể thấy rõ mọi hoạt động buôn bán. Khi một đối tượng trong thế giới thực di chuyển, chúng ta có thể thấy các chứng nhận số hoặc token của nó "chạy" trên blockchain, cùng với giá trị của nó. Đó là một thế giới hoàn toàn mới, nơi tất cả đều được tỏ rõ và bày trước mắt ta.

Hình thức nghi kỵ cuối cùng mà chúng ta thường đối mặt, đồng thời cũng là một trong những nghi ngờ không hồi kết, đó là sự thất hứa. Điều gì sẽ xảy ra nếu người đó không gửi cho bạn điện thoại thông minh? Bạn có thể lấy lại tiền của mình không? Blockchain cho phép chúng ta viết mã và các hợp đồng ràng buộc giữa các cá nhân và sau đó đảm bảo rằng các hợp đồng đó sẽ được thực hiện mà không cần bên thứ ba xác nhận. Ví dụ, với chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể nghĩ tới việc ký quỹ. Bạn đang trả tiền cho nó, nhưng bạn không cần phải trả trước cho đến khi bạn có thể xác minh rằng tất cả các điều kiện được thỏa mãn.

Đây là một trong những cách thú vị nhất mà blockchain có thể làm để hạn chế sự bất an trong ta vì ở một mức độ nào, chúng ta có thể phá hủy những thiết chế và những ràng buộc của nó. Nhờ vậy, nhiều hoạt động kinh tế của con người có thể được đảm bảo và được tự động hóa, đồng thời, con người cũng dần dần không cần phải can thiệp vào quá trình trao đổi, vì thông tin được chuyển từ thế giới thực vào trong blockchain

Nhưng có lẽ ta sẽ khiến Douglass North vì thứ khiến chúng ta hạn chế sử dụng công nghệ blockchain an toàn và đáng tin cậy này, lại chính là sự nghi ngại giữa người với người. Hãy quên đi những lo ngại và những điều luật rườm rà của ngân hàng, chính phủ và tập đoàn, chúng ta có thể sử dùng blockchain để hợp tác, trao đổi nhiều hơn, nhanh hơn và cởi mở hơn.

Tất nhiên, blockchain không thể nào giải quyết được mọi vấn đề, mặc dù các phương tiện truyền thông nói rằng nó có thể chấm dứt đói nghèo trên thế giới, nó cũng có thể giải quyết vấn đề thuốc giả và thậm chí nó có thể cứu được những khu rừng nhiệt đới. Sự thật là, công nghệ này vẫn còn sơ khai, và chúng ta cần phải thử nghiệm và gặp nhiều thất bại hơn nữa trước khi chúng ta có thể thực sự nắm rõ tất cả các kịch bản ứng dụng để ta có thể áp dụng cho nền kinh tế hiện nay. Có rất nhiều người đang làm điều đó, từ các tổ chức tài chính đến các công ty công nghệ, các công ty khởi nghiệp và các trường đại học. Vì đây không chỉ là một sản phẩm giúp phát triển kinh tế, nó còn là một sự đổi mới trong khoa học máy tính.

Blockchain là một công nghệ giúp ta tạo ra các sổ cái, ghi chép những tương tác, giao dịch tiền tệ, các tài sản vật lý và kỹ thuật số khác nhau, và thậm chí cả những đặc điểm cá nhân của chúng ta theo một cách hoàn toàn mới. Vì vậy, theo một cách nào đó, chúng ta sẽ có một thiết chế công nghệ có được mọi lợi điểm của những thiết chế truyền thống mà chúng ta từng áp dụng trong xã hội, nhưng được thực hiện theo cách phân quyền. 

Vì vậy, chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị vì ta sẽ đối mặt với một thế giới, mà ở đó, thiết chế tự chủ và phi tập trung đóng một vai trò quan trọng.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once