Bitcoin Flashcrash dưới góc nhìn của Sam Trabucco

spot_imgspot_img

Lịch sử luôn lặp lại

Dưới góc nhìn của Sam Trabucco, dường như lịch sử luôn lặp lại theo một cách nào đó, khi đối chiếu sự kiện Flashcrash vừa qua với những gì đã diễn ra hồi tháng tháng 4/2021.

Bitcoin tại thời điểm đó đã có một pha Flashcrash giảm khoảng 15% từ mốc $59,000 chạm mốc $50,000 và bật ngược trở lại trên $56,000.

Trong pha Flashcrash vừa rồi, BTC cũng đã giảm mạnh khoảng 15% từ mức $51,000 xuống chạm đáy tại $43,000 và bật ngược trở lại.

Các lý do được Sam Trabucco đưa ra để giải thích các sự kiện này đó là:

  • BTC Future và BTC Spot có sự gia tăng về chênh lệch giá (Premium) => Aggressive Buying.
  • Open Interest gia tăng (đặc biệt trên sàn Binance) => Các Trader đang mở rất nhiều vị thế và đòn bẩy trên thị trường.
  • Dẫn đến việc nhà đầu tư Fomo và tiếp tục Long lên.

Mỗi khi “set up” này xảy ra chúng ta lại thấy một sự kiện có thể là FUD từ phía Trung Quốc, có thể là một dòng Tweet bâng quơ của Elon Musk, hoặc bất kể thứ gì liên quan. Ban đầu, nó sẽ làm chậm việc các nhà đầu tư mua lên một chút.

Sau đó với một lực bán nhất định, sẽ khiến giá cả sụt giảm và liquidate (thanh lý) các lệnh Long ở “đỉnh”. Và việc thanh lý này sẽ tiếp tục làm giá giảm và gây ra phản ứng dây chuyền, khiến hàng loạt lệnh Long bị thanh lý và xảy ra Flashcrash.

Và dẫn đến kết quả hàng tỷ đô BTC Futures bị thanh lý chỉ trong thời gian ngắn. 

Tóm lại, theo Sam thì đợt sập lần này của Bitcoin phần lớn là do các hợp đồng tương lai bị thanh lý chứ không phải do các nhà đầu tư bán tháo trên thị trường Spot.

Chúng ta nên hành động như thế nào?

Sam chia sẻ rằng, bản thân anh cũng không lường trước được Flashcrash sẽ xảy ra do vào thời điểm đó anh cho rằng sự sụt giảm ban đầu là chưa thể dẫn đến các lệnh Long bị thanh lý.

Anh em có thể thấy rằng, một Quant Trader và CEO của một quỹ đầu tư hàng đầu cũng khó có thể hành động kịp thời trong trường hợp này. Tuy nhiên, Sam cho rằng nếu anh em bỏ lỡ cơ hội Short thì vẫn còn khá nhiều điều có thể làm trong trường hợp này để có thể kiếm lời.

Và chiến lược đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là “Buy the HUGE dip”. Tuy không đề cập đến số liệu cụ thể, nhưng anh em có thể tìm thấy Insights từ những lần Flashcrash trong quá khứ để có chiến lược Buy the dip cho riêng mình.

Nguồn: Coinanalyze

Như vậy trong những lần Flashcrash thông thường mức độ sụt giảm giá sẽ khoảng 13 – 16% sau đó sẽ có sự hồi phục trên 10% (dựa theo số liệu 4 lần Flashcrash gần đây). Anh em có thể tracking dữ liệu lịch sử lâu hơn để có thể đưa ra chiến lược hợp lý hơn.

Một thông tin đáng chú ý khác là khi Flashcrash xảy ra cũng có một số lượng lớn lệnh Short bị thanh lý do đó (chiếm khoảng ~20% lệnh Long bị thanh lý), do đó anh em cũng cần nghiên cứu các số liệu quá khứ để đưa ra được chiến lược Short phù hợp khi Flashcrash diễn ra.

Ngoài Buy the dip ra thì anh em cũng có thể có một chiến lược khác để kiếm lời đó chính là Arbitrage. Theo như Sam Trabucco, khi Flashcrash các sản phẩm phái sinh trên các sàn giao dịch khác nhau sẽ có sự chênh lệch Premium và Discount khá lớn.

Một số góc nhìn cá nhân

Ngoài góc nhìn phía trên của Sam thì mình cũng có một số phát hiện về các dữ liệu đã xảy ra trong đợt Flashcrash vừa rồi.

Thứ nhất, có thể thấy rằng Open Interest vào ngày 07/09/2021 đã vượt mức đạt được trong tháng 5/2021, chỉ số này gia tăng chứng tỏ rủi ro biến động gia tăng. Do khi đó các Traders mở nhiều khối lượng Futures hơn.

Thứ hai, Fund Rate trước đó 1 ngày đã có sự giảm mạnh đột ngột, cho thấy việc số lượng lệnh Long đã giảm. Và kèm theo một số dấu hiệu mà Sam đã đề cập phía trên dẫn đến tình trạng Flashcrash xảy ra.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là một số dấu hiệu để anh em tham khảo do ngay cả một Quant Trader chuyên nghiệp như Sam, với đầy đủ dữ liệu trong tay mà việc dự đoán vẫn còn đang rất khó khăn và không thể chính xác hoàn toàn.

Nhưng điều quan trọng đó chính là việc chúng ta sẽ có hành động gì khi Flashcrash xảy ra, và làm sao để nhận biết sự bán tháo này là do việc thanh lý các hợp đồng phái sinh:

  • Nên theo dõi chỉ số Open Interest, chỉ số này tăng cao mà dẫn đến flashcrash sau đó thì khả năng giá cả sụt giảm do việc thanh lý các hợp đồng.
  • Funding Rate cũng như Premium là các chỉ số tiếp theo anh em cần theo dõi. 
  • Một chỉ số nữa cần theo dõi đó là số lượng BTC trên sàn giao dịch. Nếu số liệu này tăng như mình đề cập trong phân tích On-chain BTC thì nhiều khả năng BTC bị bán tháo ở bên thị trường Spot. 

Một số Website để anh em có thể tracking số liệu này:

Đối với hành động khi Flashcrash xảy ra, như Sam đã đề cập phía trên có 2 chiến lược chúng ta có thể áp dụng. Nhưng đối với những nhà đầu tư cá nhân và không có sự trợ giúp nhiều từ máy móc thì chiến lược phù hợp sẽ là “Buy the dip” và chốt lời ngay sau đó.

Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược này cũng khá mang tính chất đầu cơ và cũng cần phải nghiên cứu nhiều dữ liệu lịch sử để có thể có được hiệu quả cao.

Theo C98

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once