Azuki PBT: Tương tác trong thế giới thực Web3 có thể là xu hướng trong tương lai?

spot_imgspot_img

Tóm tắt:

Nguồn: NFTGO

Vào ngày 18/10/2022, Azuki đã cho ra mắt một token tiêu chuẩn mã nguồn mở mới có tên là token hỗ trợ vật lý (PBT). Điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này là nó hỗ trợ gắn kết các vật phẩm thực với chuỗi khối Ethereum nhằm xác thực phi tập trung, theo dõi quyền sở hữu và các mục vật lý, toàn bộ quy trình được triển khai hoàn toàn trên chuỗi mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của máy chủ tập trung. Dựa trên tiêu chuẩn này, một mô hình mang tên Scan to Own ra đời dành riêng cho việc chuyển quyền trải nghiệm sở hữu vật phẩm vật lý phi tập trung thông qua việc kết hợp với phần cứng, mang đến trải nghiệm mới cho người dùng.

Tuy rằng cả PBTScan to Own vẫn chưa hoàn thiện và vẫn còn nhiều kháng cự ở ứng dụng kỹ thuật, nhưng concept của nó chắc chắn phù hợp với Web3. Tương tác với các tài sản của thế giới Web3 trên thiết bị di động ở thế giới thực có thể sẽ trở thành làn sóng nổi bật trong tương lai.

Mở đầu

Mainnet Aptos trở thành chủ đề nóng nhất được bàn tán gần đây, mặc dù đợt Airdrop của nó thu hút mọi người cùng với nhiều luồng tranh cãi và nghi ngờ, nhưng nó vẫn nhận được khá nhiều sự chú ý của thị trường. Thực tế, ngoài ngôi sao sáng mới nổi Aptos, một số dự án cũ cũng bắt đầu dậy sóng trở lại, chẳng hạn như NFT Azuki nổi tiếng.

Volume giao dịch của blue-chip NFT Azuki nổi tiếng vốn đã hạ nhiệt từ lâu nhưng nay đã bắt đầu tăng lên đột biến trong những ngày gần đây. Vào ngày 17 tháng 10, nó đã đạt được mức cao nhất, 879,76 ETH trong ba tháng. Theo suy đoán của chủ sở hữu, chất xúc tác của sự gia tăng này só khả năng liên quan đến các tính năng PBT và Scan to Own vừa được tung ra trên thị trường.

Thành công rực rỡ

Nhiều người đã quen thuộc với bộ sưu tập Azuki với 10.000 NFT anime. Đây là một NFT blue-chip mang màu sắc phương Đông, đặc điểm nổi bậc của Azuki nằm ở lối vẽ mắt, phong cách manga Nhật Bản pha trộn với văn hóa đường phố Mỹ. Vì thế nó đã thu hút được một lượng lớn người hâm mộ ngay sau khi ra mắt, tầm ảnh hưởng của nó từ đó ngày càng mở rộng hơn nhờ sự hoạt động tích cực của đội ngũ. Hiện nay nó đã được xếp cùng bảng với các NFT Blue-chip đặc biệt và còn trở thành một trong những dự án hiện tượng tiêu biểu nhất trên thị trường NFT.

Dù vậy, Azuki chắc chắn cũng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường chung sau đợt sôi nổi của NFT Summer. Thị trường giá giảm xuất hiện vào đầu năm cũng khiến một số NFT Blue-chip bao gồm cả Azuki cũng đã phải chịu một tác động rất lớn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng cách đây vài tháng cũng khiến Azuki càng thêm im lặng, thậm chí có người còn cho rằng Azuki sẽ bị đuổi khỏi hàng ngũ blue-chip NFT.

Sau đó, Azuki lại ra mắt một tính năng mới và tính năng này phần lớn không chỉ là mánh khóe quảng cáo để thu hút lưu lượng truy cập, mà còn là một nổ lực để giải quyết vấn đề kết nối Web3 và quyền sở hữu tài sản trong thế giới thực hiện tại, đồng thời cũng mang đến một chương mới cho tiền điện tử. Hãy cùng tìm hiểu về chức năng mới PBT mà Azuki vừa tung ra, đây cũng là chìa khóa thành công của bộ sưu tập NFT này.

PBT – Cánh cửa thực tế

PBT có tên gọi đầy đủ là Token hỗ trợ vật lý, đây là một token tiêu chuẩn do Azuki tung ra. Điểm nổi bật của tiêu chuẩn này là các vật phẩm thực có thể được kết nối với blockchain Ethereum bằng cách kết hợp các chip vật lý để xác định được được danh tính phi tập trung và quyền sở hữu các vật phẩm vật lý, toàn bộ quy trình trên được triển khai hoàn toàn trên chuỗi mà không cần bất cứ sự can thiệp của máy chủ phi tập trung nào.

Trên thực tế, việc kết nối vật phẩm thực với tiền điện tử không còn là câu chuyện mới lạ với mọi người nửa và nhiều nhà cung cấp web3 còn áp dụng concept tương tự. Nhưng trong các dự án có tính tương đồng trước đây, mối liên hệ giữa vật phẩm thực và tiền điện tử thường đột ngột kết thúc sau khi quá quá trình mint hoàn tất.

PBT khác với điều này ở chỗ nó có tính năng thiết lập một chuỗi quản lý VR hoàn chỉnh và người dùng có thể đồng bộ hóa quyền sở hữu tài sản on và off chain thông qua việc mint các tài sản phi tập trung, nhận dạng phi tập trung và giám sát vật lý.

Nhưng chỉ với công nghệ dữ liệu on-chain thì khó mà đạt được điều này, vì vậy Azuki đã cho ra mắt một chip hỗ trợ xác thực on-chain có tên là Bean Chip.

1. BEAN Chip

Được tạo ra bởi Azuki cùng với sự hợp tác của Kong, BEAN chip tự động tạo ra các cặp khóa không đối xứng. Bằng cách kết hợp PBT với chip này, người dùng có thể nhận được tiện ích Scan to Own. Với tiện ích này, người dùng có thể nhanh chóng phân quyền chuyển PBT từ chủ sở hữu ban đầu sang chủ sở hữu mới bằng cách quét các mục được cài đặt sẵn bằng chip.

Cụ thể là sự kết hợp của PBT và BEAN chip có thể dẫn đến các trường hợp sau:

  • Xác thực hàng hóa phi tập trung: chỉ cần quét vật phẩm vật lý bằng điện thoại để xác thực.
  • Theo dõi quyền sở hữu vật phẩm thực tế: có thể xác minh được chủ sở hữu trong quá khứ và hiện tại của mặt hàng đó, cho phép các thương hiệu xây dựng trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng của họ.
  • Tạo trải nghiệm ảo với các sản phẩm vật lý: sở hữu token kỹ thuật số mở khóa các drop và sở hữu sản phẩm vật lý sẽ mở khóa trải nghiệm ảo.

Dễ dàng nhận thấy rằng sự kết hợp của cả hai về cơ bản là để tải các vật phẩm thực lên chuỗi bằng kỹ thuật số thông qua các tiêu chuẩn giao thức on-chain và quét phần cứng, để đạt được double quyền on-chain và off-chain.

Vào ngày 21/10, sản phẩm hữu hình đầu tiên hỗ trợ PBT là Golden Skateboards đã chính thức được ra mắt. Mỗi chiếc Skateboard đều được thiết kế với cấu trúc chính xác cao và toàn bộ được mạ vàng 24K, nặng 20,5kg.

2. Xây dựng dự án

Hiện tại, Azuki đang thực hiện một bản đệ trình cho EIP và PBT. Trang web chính thức của PBT cũng có cung cấp tài liệu để xem các đệ trình EIP, tài liệu kĩ thuật và kho lưu trữ Github mã nguồn mở. Nó hy vọng các nhà phát triển xây dựng sẽ cho phép các dự án sử dụng PBT trong tương lai, từ đó “gõ cửa” vào thế giới thực.

Web3 không chỉ cần các cầu cross-chain mà còn cần các cầu cross-border.

Web3 luôn là một chủ đề nóng để bàn tán mọi lúc, đặc biệc là trong thế giới tiền điện tử, nó dường như đã trở thành một trong những cuộc trò chuyện chính. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người có thể không hiểu rõ lắm về Web3. Cái gọi là Internet thế hệ thứ ba này có gì hơn trước đây? Internet có nhanh hơn không? Hiệu suất tốt hơn? Hay là có một nguồn sáng tạo công nghệ vô tận?

Nhưng thực tế, cốt lõi của Web3 không thuộc những loại này. Theo một nguồn ý kiến cá nhân, sự thay đổi qua ba thế hệ của Internet, về cơ bản nó nhấn mạnh một vấn đề xác nhận quyền, đó là việc trả lại quyền lợi cho chủ sở hữu thực sự.

Trong môi trường Internet của Web1, người dùng chỉ có thể đọc một cách thụ động nội dung được nền tảng xuất bản. Nói về gia đoạn Web2, người dùng đã có thể chủ động và tích cực hơn với tư cách là chủ thể xuất bản nội dung. Ngày nay, với sự ra đời của kỷ nguyên Web3, người dùng sẽ là người quyết định xem nội dung gì và giá trị kinh tế được tạo ra trong quá trình này cũng sẽ do chính người dùng kiểm soát.

Web3 xuất hiện nhằm mục đích xác định rõ hơn quyền sở hữu các quyền tài sản từ nguồn. Vì vậy, một số tổ chức đã xuất hiện dưới cái tên phân quyền: DeFi (tài chính phi tập trung), DEX (trao đổi phi tập trung), DAO (tổ chức tự trị phi tập trung)…

Mặc dù đúng là sự xuất hiện của các phương tiện này đã cải thiện phần nào vấn đề phân quyền, nhưng cũng cần phải nhận ra rằng Web3 hiện tại có thể quá chú trọng vào việc tạo ra một cổng thông tin riêng biệt, do đó sự phát triển của nó vẫn mang cảm giác tách biệt với thế giới thực. Chúng ta có thể thấy điều này trong tên của một số tổ chức. Ví dụ: tài chính phi tập trung DeFi dường như tồn tại đối lập với tài chính tập trung; một ví dụ khác là tổ chức tự trị phi tập trung DAO, cũng dường như không thể tách rời khỏi các tổ chức tập trung.

Do đó, dường dẫn của Web3 có thể sẽ không phải là một cổng riêng biệt, mà là sự tích hợp với thế giới thực nếu như vấn đề như trên được giải quyết trong cuộc sống thực.

Một chặng đường dài

PBT mà chúng tôi giới thiệu hôm nay thực sự là một cố gắng để kết nối Web3 với thế giới thực. Nó áp dụng ý tưởng đồng bộ hóa upstream và downstream với sự trợ giúp của các giao thức on-chain và chip vật lý. Điều này làm cho chuỗi hàng hóa thực tế trở thành trạng thái có thể quan sát liên tục, giúp nhận ra ổn định việc xây dựng cầu nối giữa Web3 và thực tế.

PBT dành nhiều sự quan tâm cho quá trình này, nhưng ở thời điểm hiện tại vẫn còn khó khăn để thực hiện.

Thứ nhất, chi phí cao và sự phức tạp trong sản xuất của mô hình chip vật lý có thể gây khó khăn cho việc phổ biến.

Thứ hai, đề xuất EIP của giao thức PBT vẫn còn đang được xem xét và vẫn chưa biết liệu nó có được thông qua hay không. Ngay cả khi nó được thông qua, vấn đề chip có thể là một trở ngại cho việc triển khai giao thức.

Do đó, mối liên hệ giữa Web3 và thực tế chắc chắn còn một chặng đường dài phía trước.

Nhưng ngay cả như vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng Azuki đã tạo ra một số nỗ lực rất hay. Điều này cũng có thể cung cấp ý tưởng cho các giải pháp cross-border trong tương lai.

Bài viết liên quan

GỬI PHẢN HỒI

Vui lòng để lại bình luận!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc nhiều nhất

spot_img

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once